Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất (tiếp)

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất (tiếp) giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình mặt Trái đất

Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình mặt Trái đất

Giáo án Địa lý 10 bài 10: Thực hành về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức.

  • Phân biệt được các khái niệm: bóc mòn, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt Trái Đất.
  • Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

2. Kĩ năng.

Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa hình.

3. Thái độ.

Biết được sự tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất làm biến đổi môi trường và có thái độ đúng đắn với việc sử dụng, bảo vệ môi trường.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • PP: Đàm thoại gợi mở, giải thích minh họa trực quan và thảo luận nhóm
  • PT: Tranh ảnh về các dạng địa hình do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

Trình bày sự khác nhau giữa phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

3. Dạy bài mới

Mở bài: Như các em đã biết, tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua bốn quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu quá trình phong hoá, hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu ba quá trình còn lại.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: cặp đôi.

B1: GV cho HS quan sát các hình 9.4, 9.5, 9.6 và đọc nội dung trong SGK để tìm hiểu về xâm thực, thổi mòn, mài mòn.

- Bóc mòn là gì? Bóc mòn ảnh hưởng đến địa hình mặt đất thông qua hình thức nào?

- Kết quả do tác động của bóc mòn tạo ra?

- Biện pháp hạn chế quá trình xâm thực.

B2: Đại diện HS trình bày, cả lớp bổ sung.

B3: GV chốt lại kiến thức và giải thích thêm.

- Xâm thực có vai trò chủ yếu làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá. Quá trình này không chỉ diển ra trên mặt mà cả dưới sâu với tốc độ nhanh. Vì vậy người ta phải có biện pháp để giảm quá trình xâm thực, bảo vệ đất (kè sông, trồng rừng…).

- Thổi mòn: sự tác động của gió với địa hình, tạo ra những mảng địa hình độc đáo, rõ rệt nhất là ở miền hoang mạc.

- Quá trình mài mòn cũng là quá trình xâm thực nhưng diễn ra chủ yếu trên bề mặt đất đá.

- Từ những kiến thức về xâm thực, thổi mòn, mài mòn. GV tổng hợp, khái quát về khái niệm bóc mòn.

HĐ2: cả lớp.

Vận chuyển là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Vận chuyển có thể xảy ra trực tiếp nhờ trọng lực hoặc gián tiếp nhờ những tác nhân ngoại lực như gió, nước chảy, băng hà…

B1: GV yêu cầu HS dựa vàoSGK để cho biết:

Khái niệm quá trình vận chuyển, tác nhân ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và hình thức vận chuyển?

B2: HS suy nghĩ, dựa vào SGK để trả lời

B3: Gv nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

HĐ3: Cặp/ cả lớp

B1: GV yêu cầu HS từng đôi thảo luận nội dung:

- Quá trình bồi tụ là gì?

- Nhân tố phụ thuộc?

- Hình thức bồi tụ?

- Các dạng địa hình bồi tụ?

B2: HS từng cặp đôi thảo luận và trình bày kết quả

B3: GV nhận xét, giải thích, bổ sung và chuẩn kiến thức.

(GV lấy ví dụ để làm rỏ khái niệm bồi tụ, chẳng hạn khi động năng của dòng chảy giảm dần, không đủ khả năng để vận chuyển dòng chảy rắn thì một bộ phận phù sa, trước hết là vật liệu thô (đá cứng, cuội, sỏi, cát…) sẽ tách khỏi dòng chảy và ở lại trên mặt đáy. Đó là quá trình tích tụ. Khi động năng và tốc độ dòng chảy giảm đột ngột (do tốc độ giảm ở nơi chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng) thì các vật liệu phù sa sẽ tích tụ tạo ra những nón phóng vật hoặc tam giác châu.

- Việc phân tách các hoạt động thành tạo địa hình của các tác nhân ngoại lực thành các quá trình trên mang tính chất quy ước vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng.

- Trái Đất chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố: ngoại lực và nội lực. Nội lực và ngoại lực đều tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất, trong tự nhiên khó có thể phân biệt được rạch ròi…

2. Quá trình bóc mòn

* K/n: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió, băng hà) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu.

* Tác nhân và kết quả:

- Nước chảy: Khe rãnh nông, khe rãnh xói mòn, thung lũng sông suối.

- Gió: Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rổ tổ ong, Các bề mặt đá mài nhẵn, ngọn đá sót hình nấm

- Sóng biển: Vách biển tạm thời, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

- Băng hà: Vịnh biển (Phi o), Cao nguyên băng hà,

3. Quá trình vận chuyển.

- Vận chuyển: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc:

+ Động năng quá trình ngoại lực

+ Trọng lượng và kích thước vật liệu

+Đặc điểm tự nhiên

- Hình thức:

+ Cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực

+ Lăn trên đất dốc nhờ P vật liệu

4. Quá trình bồi tụ.

- Bồi tụ: là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.

- Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào động năng các nhân tố ngoại lực

- Có hai hình thức bồi tụ:

+ Vật liệu tích tụ dần trên đường đi theo thứ tự giảm dần kích thước và P

+ Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lượng.

4. Củng cố.

  • So sánh hai quá trình phong hoá và bóc mòn.
  • Phân biệt các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

5. Hoạt động nối tiếp.

  • HS làm bài tập 1, 2 SGK
  • Xem trước bài 10.
  • Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng núi già , núi trẻ
Đánh giá bài viết
4 6.051
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm