Giáo án Địa lý 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Giáo án môn Địa lý lớp 11

Giáo án Địa lý 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 11 bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

Giáo án Địa lý 11 bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

  • Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của nó.
  • Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó.
  • Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nắm được một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

2. Kĩ năng:

  • Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổn của các liên kết kinh tế khu vực.
  • Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.

3. Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

  • Bản đồ các nước trên thế giới.
  • Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thé giới (GV khoanh ranh giới các tổ chức)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  1. Ổn định lớp:
  2. Kiểm tra bài cũ:
  3. Vào bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Cá nhân

Bước 1: GV dùng phưong pháp đàm thoại gợi mở, nêu câu hỏi:

- Toàn cầu hóa là gi?

- Nguyên nhân ra đời toàn cầu hóa?

- Cho ví dụ chứng minh.

Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Nhóm

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu một biểu hiện của toàn cầu hóa- liên hệ tới Việt Nam.

Bước 2: Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, GV cung cấp thông tin về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Sau đó GV kết luận ,chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Cặp

Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi với nhiệm vụ: Tham khảo thông tin SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi:

- Toàn cầu hóa kinh tế tác động tích cực, tiêu cực gì đến nền kinh tế thế giới? Giải thích?

Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 4: Cả lớp, nhóm, cá nhân

Bước 1: GV yêu cầu HS:

- Nêu nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực? Cho ví dụ cụ thể.

- Sử dụng bảng 3 so sánh dân số, GDP giữa các khối, rút ra nhận xét về quy mô, vai trò của các khối với nền kinh tế thế giới.

- Quan sát chỉ trên bản đồ khu vực phân bố các khối liên kết kinh tế khu vực.

Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 5: Cả lớp

Bước 1: GV hướng dẫn HS trao đổi trên cơ sở các câu hỏi:

- Khu vực hoá có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?

- Khu vực hoá và toàn cầu hoá có mối liên hệ như thế nào?

- Liên hệ với Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay.

Bước 2: HS trả lời, GV chẩn kiến thức.

I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

1. Toàn cầu hóa kinh tế

a. Khái niệm: Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt… và có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt nền KT- XH thế giới.

b. Nguyên nhân:

- Tác động của cuọc cách mạng khoa học -công nghệ.

- Bắt nguồn từ nhu cầu phát triển của từng nước.

- Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.

c. Biểu hiện:

- Thương mại quốc tế phát triển nhanh.

- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

a. Mặt tích cực:

- Thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.

- Tăng cường hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên pham vi toàn cầu.

b. Mặt tiêu cực:

Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, cũng như giữa các nước.

II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:

a. Nguyên nhân hình thành: Do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau.

b. Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, AFEC, MERCOSUR.

c. Các tổ chức tiểu vùng: Tam giác tăng trưởng Singapo- Malaixia- Inđônêxia, Hiệp hội thương mai tự do châu Âu…

2. Hệ quả của khu vực hóa

a. Mặt tích cực:

- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

- Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn.

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

b. Mặt tiêu cực:

- Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.

- Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm…

IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ:

A. Trắc nghiệm:

Hãy chọn câu đúng:

1. Toàn cầu hoá:

A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.

B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học.

C. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế- xã hội của các nước đang phát triển.

D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học.

2. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (VB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của:

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

B. Thị trương tài chính quốc tế mở rộng.

C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.

D. Các công tin xuyên quốc gia có vai trò ngàyn càng lớn.

B. Tự luận:

1. Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hoá nền kinh tế?

2. Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sỏ nào?

Đánh giá bài viết
5 8.674
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 11

Xem thêm