Giáo án Địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giáo án Địa lý 12 bài: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giáo án Địa lý 12 bài: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức:

  • Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
  • Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão,ngập lụt lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống kinh tếở nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.
  • Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và mới trường.

2. Kĩ năng: Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.

3. Thái độ: Nghiên cứu và liên hệ những thiên tai diễn ra trong địa phương từ đó có phương hướng phòng chống hiệu quả.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

GV chuẩn bị: Hình ảnh hoặc báo cáo ngắn về suy thoái tài nguyên, phá huỷ cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.

HS chuẩn bị: Atlat Địa lí Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

Hoạt động l: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta.

Hình thức: Cả lớp.

GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy:

- Nêu những diễn biến bất thường về thời tiết khí hậu xảy ra ở nước ta trong những năm qua. (Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng cao. Mưa đá trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006; Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007; Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc tháng 2/2008 làm HS không thể đến trường để học tập...

- Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất (Do nước thải, rác thải sau phân hủy, lượng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ và hoá chất dư thừa trong sản xuất nông nghiệp).

Một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của bão ở nước ta.

Hình thức: Cặp.

GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1 kết hợp quan sát hình 10.3, hãy nhận xét đặc điểm của bão ở nước ta theo dàn ý: Thời gian hoạt động của bão ...............

Mùa bão ........................................

Số trận bão trung bình mỗi năm ..........

- Cho biết vùng bờ biển nào của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão. Vì sao?

HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.

HS đại diện trình bày trước lớp, các HS

khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét phần trình bày của HS và chuẩn kiến thức.

GV đặt câu hỏi: Vì sao nước ta chịu tác động mạnh của bão? Nêu các hậu quả do bão gây ra ở nước ta (Nước ta chịu tác động mạnh của bão vì: nước ta giáp Biển Đông, nằm trong vành đai nội chí tuyến, nửa cầu Bắc là hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới).

HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.

Hoạt động 3: Đề xuất các biện pháp phòng chống bão.

Hình thức: Cặp.

Hoạt động 4: tìm hiểu các thiên tai ngập lụt, lũ quét và hạn hán.

Hình thức: Nhóm.

GV đặt câu hỏi cho các nhóm:

- Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Hình thức: Cả lớp.

NỘI DUNG CHÍNH

1. Bảo vệ môi trường:

Có 2 vấn đề Môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu…

- Tình trạng ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm môi trường nước.

+ Ô nhiễm không khí.

+ Ô nhiễm đất.

- Các vấn đề khác như: khai thác, sử dụng tiết kiệm nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí các vùng cửa sông, biển để tránh làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa du lịch

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a. Bão

* Hoạt động của bão ở Việt Nam:

+ Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI. Đặc biệt là các tháng VIII, IX, X.

+ Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

+ Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.

+ Trung bình mỗi năm có 8 trận bão.

* Hậu quả của bão:

+ Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông... Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.

+ Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...

+ Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.

*Biện pháp phòng chống bão:

+ Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.

+ Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.

+ Củng cố hệ thống đê kè ven biển.

+ Sơ tán dân khi có bão mạnh.

+ Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

b. Ngập lụt, lũ quét và hạn hán: (phụ lục)

* TÍCH HỢP: Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.

Ngoài ra xác bã của sinh vật cũng làm ô nhiễm môi trường tiểu vùng.

IV. ĐÁNH GIÁ

1. Khoanh tròn ý em cho là đúng?

* 70% tổng số cơn bão ở Việt Nam xảy ra vào các tháng:

A. 5, 6, 7. C. 8, 9, 10.

B. 6, 7, 8 . D. 10, 11, 12 .

2. Mùa bão ở nước ta:

A. Chậm dần từ Nam ra Bắc. C. Diễn ra đồng đều ở mọi nơi.

B. Chậm dần từ Bắc vào Nam. D. Có sự khác nhau ở các vùng.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Hướng dẫn soạn bài mới

Đánh giá bài viết
1 4.848
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm