Giáo án Địa lý 12 bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm vững

1. Kiến thức:

  • Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.

2. Kĩ năng

  • Đọc hiểu bản đồ sông ngòi, địa hình. Xác định đúng các địa danh trên
  • Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi, đỉnh núi.

3. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị:

  • Bản đồ Hình thể Việt Nam
  • Atlat Địa lí Việt Nam.
  • Bản đồ trống.

2. HS chuẩn bị:

  • Bản đồ trống.
  • Các cánh cung, các dãy núi, các tam giác thể hiện đỉnh núi được vẽ sẵn lên giấy dán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Mở bài: GV nêu yêu cầu của bài thực hành:

  • Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam).
  • Điền vào lược đồ Việt Nam các cánh cung, các dãy núi, một số đỉnh núi.

Hoạt động l: Xác định vị trí các dãy núi, cao nguyên trên bản đồ.

Hình thức: Cá nhân.

Bước 1: GV đặt câu hỏi: Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) vị trí:

  • Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Hoành Sơn;
  • Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình - Sìn Chải - Sơn La -Mộc Châu.
  • Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
  • Các cao nguyên: Lâm Viên, Di Linh.

Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vi trí các dãy núi, cao nguyên trong Atlat Địa lí Việt Nam.

Bước 3: GV yêu cầu một số HS lên chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường các dãy núi và cao nguyên nước ta.

Hoạt động 2: Xác định vị trí các đỉnh núi trên bản đồ.

Hình thức: Cả lớp.

Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ Hình thể Việt Nam, xác định vị trí các đỉnh núi:

  • Phanxipăng: 3143m; Khoan La San: 1853m, Pu Hoạt: 2452m, Tây Côn Lĩnh: 2419m; Ngọc Linh: 2598m; Pu xai lai leng: 2711m; Rào Cỏ: 2235m
  • Hoành Sơn: l046m; Bạch Mã: 1444m, Chưyangsin: 2405m; Lang Biang 2167 m.
  • Sắp xếp tên các đỉnh núi vào các vùng đồi núi tương ứng.

Bước 2: Hai HS cùng bàn bạc trao đổi để tìm vị trí các dãy núi, cao nguyên trong Atlat Địa lí Việt Nam.

Bước 3: GV yêu cầu nhiều HS lên chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường vị trí các đỉnh núi . 4 HS lên bảng sắp xếp tên các đỉnh núi và các vùng đồi núi tương ứng.

  • Vùng núi Tây Bắc: đỉnh Phanxipăng, Khoan La San.
  • Vùng núi Đông Bắc: đỉnh Tây Côn Lĩnh.
  • Vùng núi Bắc Trường Sơn: đỉnh Pu Hoạt, Pu xai lai leng, Rào Cỏ, Hoành Sơn, Bạch Mã.
  • Vùng núi Nam Trường Sơn: đỉnh Ngọc Linh, Chưyangsin, Lang Biang)

Hoạt động 3: Xác định vị tn các dòng sông trên bản đồ.

Hình thức: Cả lớp

Bước 1: GV đặt câu hỏi: Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam) vị trí các dòng sông: sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

Kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dòng sông trong Atlat Địa lí Việt Nam.

Bước 3: GV yêu cầu nhiều HS lên chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường vị trí các dòng sông.

Một số HS kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; sông thuộc miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ; sông thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Hoạt động 4: Điền vào lược đồ các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi.

Hình thức: Cá nhân.

Bước 1: Ba HS lên bảng dán các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi lên bản đồ trống.

Bước 2: Các HS khác nhận xét phần bài làm của bạn. GV đánh giá.

0Bước 3: HS vẽ vào lược đồ trống Việt Nam đã chuẩn bị sẵn.

IV. ĐÁNH GIÁ

GV biểu dương những bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần sửa chữa.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Hướng dẫn những học sinh chưa hoàn thiện bài về nhà làm đầy dủ những nội dung trong bài học.

Hướng dẫn soạn bài mới: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Đánh giá bài viết
1 1.807
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm