Giáo án Địa lý 5 bài 5: Vùng biển nước ta

Giáo án Địa lý 5 bài 5

Giáo án Địa lý 5 bài 5: Vùng biển nước ta là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA

I - MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS biết:

  • Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
  • Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng
  • Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
  • Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 trong SGK phóng to.
  • Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
  • Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển (nếu có)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Vùng biển nước ta

* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)

  • GV cho HS quan sát lược đồ trong SGK.
  • GV vừa chỉ vùng biển nước ta (trên Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 phóng to) vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông.
  • GV hỏi: Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
  • Một số HS trả lời.

Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông

2. Đặc điểm của vùng biển nước ta

* Hoạt động 2 (làm việc cá nhân)

Bước 1: HS đọc SGK và hoàn thành bảng sau vào vở

Đặc điểm của vùng biển nước ta

Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất

Nước không bao giờ đóng băng

................................................................................................................

................................................................................................................

Miền Bắc và miền Trung hay có bão

................................................................................................................

................................................................................................................

Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống

................................................................................................................

................................................................................................................

Bước 2:

- Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.

- GV mở rộng để HS biết: chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng chế độ thuỷ triều là nhật triều (mỗi ngày 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống), có vùng chế độ thuỷ triều và bán nhật triều (1 ngày có 2 lần thuỷ triều lên xuống), có vùng có cả chế độ nhật triều và chế độ bán thuỷ triều.

3. Vai trò của biển

* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)

Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và đọc SGK, từng nhóm thuận lợi để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

Bước 2:

  • Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thuận lợi nhóm.
  • HS khác bổ sung
  • GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.

Kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.

Bước 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:

  • GV chọn một số HS tham gia trò chơi, chia số HS đó thành 2 nhóm có số HS bằng nhau.
  • Cách chơi: Một HS ở nhóm 1 đọc tên hoặc giơ ảnh (nếu có) về một đặc điểm du lịch hoặc bãi biển thì một HS ở nhóm 2 phải đọc tên và chỉ trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam tỉnh hoặc thành phố có đặc điểm mà HS nhóm 1 vừa nêu. Sau đó, đổi lại một HS ở nhóm 2 lại nêu tên hoặc giơ ảnh một đặc điểm du lịch hoặc bãi biển thì HS ở nhóm 1 phải đọc tên và chỉ trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam tỉnh hoặc thành phố có địa điểm đó. Trò chơi tiếp tục như thế cho đến khi cả hai nhóm không tìm thêm được địa điểm du lịch hoặc bãi biển naò nữa.
  • Cách đánh giá:
    • Nhóm nào đọc đúng tên và chỉ trên bản đồ đúng được nhiều địa điểm thì nhóm đó thắng.
    • Nếu 2 nhóm có số điểm bằng nhau thì nhóm nào có nhiều HS tham gia hơn là nhóm đó thắng.
Đánh giá bài viết
15 4.510
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Địa lý 5

    Xem thêm