Giáo án Địa lý 5 bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư

Giáo án Địa lý 5 bài 9

Giáo án Địa lý 5 bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

BÀI 9: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ

I. Mục tiêu:

  • Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
    • Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
    • Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
    • Khoảng 3/4 dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
  • Sử dụng bảng số liệu, niểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
  • Học sinh khá, giỏi:
    • Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
  • GDBVMT: Thấy được mối quan hệ giữa việc dân số đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường

II. Chuẩn bị:

  • GV: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.
  • Bản đồ phân bố dân cư VN.
  • HS: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.

III. Các hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:

2. Bài cũ: “Dân số nước ta”.

- Nêu đặc điểm về số dân và sự tăng dân số ở nước ta?

- Tác hại của dân số tăng nhanh?

- Nêu ví dụ cụ thể?

- Đánh giá, nhận xét.

3. Giới thiệu bài mới: “Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố dân cư ở nước ta”.

4. Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Các dân tộc

Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, sử dụng biểu đồ.

- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

- Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm bao nhiêu phần trong tổng số dân? Các dân tộc còn lại chiếm bao nhiêu phần?

- Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?

- Kể tên 1 số dân tộc mà em biết?

+ Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.

*Hoạt động 2: Mật độ dân số

Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.

- Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì?

→ Để biết MĐDS, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó

Nêu nhận xét về MĐDS nước ta so với thế giới và 1 số nước Châu Á?

→ Kết luận: Nước ta có MĐDS cao.

- GDBVMT: MĐDS cao có ảnh hưởng gì đến môi trường sống của chúng ta?

- GV chốt lại

* Hoạt động 3: Phân bố dân cư.

Phương pháp: Sử dụng lược đồ, quan sát.

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?

→ Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động. Ở miền khác đất rộng người thưa, thiếu sức lao động.

- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?

→ Những nước công nghiệp phát triển khác nước ta, chủ yếu dân sống ở thành phố.

* Hoạt động 4: Củng cố.

Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải.

→ Giáo dục: Kế hoạch hóa gia đình.

5. Tổng kết - dặn dò:

- Chuẩn bị: “Nông nghiệp”.

- Nhận xét tiết học.

+ Hát

+ Học sinh trả lời.

+ Nghe.

Hoạt động nhóm đôi, lớp.

+ Quan sát biểu đồ, tranh ảnh, kênh chữ/ SGK và trả lời.

- 54.

- Kinh.

- 86 phần trăm.

- 14 phần trăm.

- Đồng bằng.

- Vùng núi và cao nguyên.

- Dao, Ba-Na, Chăm, Khơ-Me…

+ Trình bày và chỉ lược đồ trên bảng vùng phân bố chủ yếu của người Kinh và dân tộc ít người.

Hoạt động lớp.

- Số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên.

+ Nêu ví dụ và tính thử MĐDS.

+ Quan sát bảng MĐDS và trả lời.

- MĐDS nước ta cao hơn thế giới 5 lần, gần gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Cam-pu-chia, gấp 10 lần MĐDS Lào.

- HS trả lời

Hoạt động cá nhân, lớp.

+ Trả lời trên phiếu sau khi quan sát lược đồ/ 80.

- Đông: đồng bằng.

- Thưa: miền núi.

+ Học sinh nhận xét.

→ Không cân đối.

- Nông thôn. Vì phần lớn dân cư nước ta làm nghề nông.

Hoạt động lớp.

+ Nêu lại những đặc điểm chính về dân số, mật độ dân số và sự phân bố dân cư.

Đánh giá bài viết
6 5.034
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Địa lý 5

    Xem thêm