Giáo án Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 34: Thực hành so sánh nền kinh tế của ba khu vực Châu Phi

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 35: Khái quát Châu Mĩ

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 37: Dân cư Bắc Mĩ

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần.

1. Kiến thức:

  • Nắm vững đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ.
  • Nắm vững sự phân hoá địa hình theo hướng kinh tuyến, từ đó kéo theo sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mĩ.

Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc phân tích lát cắt địa hình, lược đồ địa hình và lược đồ khí hậu Bắc Mĩ.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

  • Bản đồ địa hình Bắc Mĩ.
  • Bản đồ khí hậu Bắc Mĩ.
  • Một số hình ảnh về thiên nhiên Bắc Mĩ và hiện tượng khí hậu Bắc Mĩ.

III. Tiến trình bài học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Xác định và trình bày vị trí giới hạn của Châu Mĩ trên bản đồ?

  • Châu Mĩ rộng 42 tr Km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây.
  • Châu Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực bắc đến vùng cận cực nam (Từ 71o50’ B – 55o54’ N). Phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương.

3. Bài mới:

Trong nội dung bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thiên nhiên Bắc Mĩ, tuy có đị hình khá đơn giản nhưng khí hậu lại phân hoá rất đa dạng, vậy để tìm hiểu về đặc điểm địa hình và khí hậu chúng ta cần đọc và phân tích các lược đồ để hiểu sâu về nội dung kiến thức.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Hướng dẫn hs quan sát bản đồ tự nhiên.

? Hãy xác định vị trí giới hạn của Bắc Mĩ, xác định hệ thống Coóc đi e, Đồng bằng trung tâm, Dãy Át Lát?

- HS: Thực hiện trên bản đồ.

+ Hệ thống Coóc đi e ở phía tây.

+ Đồng bằng ở giữa.

+ Dãy A pa lát ở phía đông.

- GV: Hướng dẫn học sinh xác định vị trí của hệ thống Coóc đi e.

? Dựa vào bản đồ xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi, các cao nguyên của hệ thống Coóc đi e?

? Dựa vào bản đồ hãy cho biết ở miền núi Coóc đi e có những loại khoáng sản nào, chỉ và đọc tên các loại khoáng sản đó trên bản đồ?

- HS: Xác định vị trí giới hạn của đồng bằng trung tâm trên bản đồ treo tường.

? Dựa vào mầu sắc biểu thị độ cao trên bản đồ và H36.1 xác định độ cao của vùng đồng bằng trung tâm?

- HS: Cao trung bình 50m cao ở hướng tây bắc, thấp dần về hướng nam và đông nam.

? Với đặc điểm địa hình như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sự di chuyển của các khối khí?

? Chỉ trên bản đồ hệ thống hồ lớn và hệ thống Mít-xi-xi-pi, Mít-su-ri?

? Xác định vị trí của miền núi già và sơn nguyên ở phía đông trên bản đồ?

- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.

? Dựa vào mầu sắc biểu thị độ cao trên bản đồ xác định độ cao của miền núi già và sơn nguyên?

- GV: Hướng dẫn hs quan sát bản đồ khí hậu Bắc Mĩ kết hợp với H36.3 SGK.

? Ở Bắc Mĩ có những kiểu khí hậu nào, kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất?

- HS: Khu vực Bắc Mĩ bao gồm khí hậu hàn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc. Trong đó kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất

? Dựa vào bản đồ nhận xét sự thay đổi của các kiểu khí hậu từ bắc xuống nam?

- HS: Hàn đới → ôn đới → nhiệt đới….

? Sự thay đổi khí hậu từ tây sang đông?

- HS: Cận nhiệt → hoang mạc → ôn đới.

? Rút ra nhận xét chung về sự phân hoá khí hậu của khu vực Bắc Mĩ?

? Các cao nguyên bồn địa và sườn đông Coóc đi e mưa rất ít vì sao?

- HS: Hệ thống Coóc đi e ngăn cản các khối khí từ Thái Bình dương vào.

1. Các khu vực địa hình.

a. Hệ thống Coóc đi e ở phía tây.

- Hệ thống Coóc đi e cao và đồ sộ nằm ở phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000 – 4000 m, gồm nhiều dãy chạy song song so le xen kẽ là các cao nguyên sơn nguyên.

- Miền núi Coóc đi e có nhiều khoáng sản như Đồng, Vàng, quặng đa kim, ura ni….

b. Miền đồng bằng ở giữa.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ cao ở hướng tây bắc và thấp dần về hướng đông nam và hướng nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt khí nóng ở phía nam và những đợt khí lạnh ở phía bắc dễ xâm nhập sâu vào trong nội địa.

- Trong miền đồng bằng có nhiều hồ rộng và sông dài

c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

- Phía đông là miền núi già và sơn nguyên chạy theo hướng tây bắc đông nam. Dãy Apa Lát phía bắc cao 400 m đến 500 m, phía nam cao 1000 m đến 1500 m chứa nhiều than, sắt.

2. Sự phân hoá khí hậu.

- Khí hậu bắc mĩ rất đa dạng.

- Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá theo chiều bắc nam và phân hoá theo chiều đông tây.

IV. Củng cố:

? Trình bày sự phân hoá của khí hậu bắc mĩ giải thích tại sao có sự phân hoá như vậy?

  • Phân hoá theo chiều từ bắc xuống nam, theo qui luật địa đới.
  • Phân hoá từ tây sang đông, theo qui luật phi địa đới hay qui luật đai cao.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Học và trả lời bài theo câu hỏi trong SGK.
  • Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài 37 “Dân cư Bắc Mĩ”
Đánh giá bài viết
12 2.828
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm