Giáo án Địa lý lớp 7 bài 57: Khu vực Tây và Trung Âu

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 57: Khu vực Tây và Trung Âu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 55: Kinh tế Châu Âu

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 56: Khu vực Bắc Âu

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 58: Khu vực Nam Âu

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần.

1. Kiến thức:

  • Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực Tây và Trung Âu.
  • Tình hình phát triển kinh tế của khu vực.

2. Kĩ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK.
  • Kĩ năng phân tích, tổng hợp để nắm được đặc điểm địa hình của ba miền trong khu vực.
  • Củng có kĩ năng đọc phân tích lược đồ tự nhiên để nắm vững phân bố các ngành kinh tế trong ba miền khu vực Tây và Trung Âu.

3. Thái độ:

  • Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

  • Bản đồ kinh tế chung Châu Âu.
  • Bản đồ tự nhiên Tây và Trung Âu.
  • Bản đồ các nước Châu Âu.

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Kể tên và chỉ giới hạn các nước Bắc Âu trên bản đồ? Cho biết các nước Bắc Âu có những nguồn tài nguyên quan trọng nào, phân bố ở đâu để phát triển kinh tế?

  • HS: Xác định giới hạn của các nước Bắc Âu trên bản đồ bao gồm 4 quốc gia Aixơlen, Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan.
  • Các nguồn tài nguyên tự nhiên ở Bắc Âu gồm khoáng sản dầu mỏ, quặng sắt , đồng.... phân bố ở thềm lục địa, trên bán đảo Xcanđinavi, ở Phần Lan là điều kiện để phát triển công nghiệp. Rừng ở bán đảo Xcanđinavi, đồng cỏ ở Aixơlen để phát triển công ngiệp chế biến gỗ, chăn nuôi. Nguồn thuỷ năng dồi dào để phát triển thuỷ điện, cá biển phát triển ngành khai thác chế biến thuỷ sản.

3. Bài mới:

Tây và Trung Âu là một khu vực lớn và quan trọng của nền kinh tế Châu Âu, có vai trò rất lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của thế giới. Thiên nhiên trong khu vực phân hoá rất đa dạng, đa số các nước có trình độ phát triển kinh tế cao, sản xuất ra khối lượng hàng hoá lớn. Để nắm được đặc điểm khái quát tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực Tây và Trung Âu.... chúng ta chuyển sang bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ các nước Châu Âu.

? Dựa vào H57.1 SGK và bản đồ hãy xác định vị trí và kể tên các nước trong khu vực?

- HS: Quần đảo Anh – Ailen, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Áo, Hunggari, Runani, Xlôvakia, Séc, Đức, Ba Lan ...

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ tự nhiên, kết hợp với lược đò khí hậu H51.2 SGK.

? Với vị trí như vậy khí hậu và sông ngòi của khu vực có đặc điểm gì?

? Giải thích vì sao khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển song lại có sự phân hoá từ tây sang đông?

- HS: Khu vực giáp với biển Bắc, biển Ban Tích, biển Măng Sơ, Địa Trung Hải, biển Đen, càng vào sâu trong lục địa ảnh hưởng của biển và gió tây ôn đới càng giảm dần do vậy khí hậu chuyển dần từ khí hậu ôn đới hải dương sang khí hậu ôn đới lục địa.

? Với đặc điểm khí hậu như vậy sông ngòi ở đây có đặc điểm gì?

THẢO LUẬN NHÓM

? Quan sát trên bản đồ tự nhiên và H57.1 SGK cho biết trong khu vực có những dạng địa hình nào, sự phân bố. Có những loại khoáng sản nào? Thế mạnh để phát triển kinh tế trong những khu vực địa hình đó?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

+ Đồng bằng ở phía bắc: Phía bắc có nhiều đầm lầy, hồ đất xấu, ven biển Bắc thuộc lãnh thổ Hà Lan đâng bị xụt lún .... Phía nam đất mầu mỡ là đièu kiện để phát triển nông nghiệp.

+ Núi già: Ở khu vực trung tâm, các khối núi ngăn cách với nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa. Tài nguyên khoáng sản, đồng cỏ.

+ Núi trẻ nằm ở phía nam: Gồm dãy Anpơ, Cácpat dài 1200 km với nhiều đỉnh cao 2000m – 3000m có rừng và nhiều khoáng sản. ..... là điều kiện để phát triển chăn nuôi và du lịch.....

- GV: Ngăn cách giữa Anpơ và Cacpat là bình nguyên trung lưu và bình nguyên hạ lưu sông Đanuyp.

- GV: Hướng dẫn học siinh quan sát trên bản đồ kinh tế chung, kết hợp với quan sát trên lược đồ H55.2 SGK.

? Quan sát trên lược đồ, bản đồ, kết hợp với sự chuẩn bị bài ở nhà hãy cho biết công nghiệp ở khu vực này có những đặc điểm gì, chỉ trên bản đồ các khu vực công nghiệp lớn?

- HS: Thực hiện trên bản đồ.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ kiinh tế chung, kết hợp với lược đồ H55.1 SGK.

? Kể tên các sản phẩm nông nghiệp, khu vực phân bố những sản phẩm nông nghiệp đó?

- HS: Đồng bằng phía bắc trồng lúa mạch, khoai tây, phía nam trồng củ cải đường.... phát triển chăn nuôi lợn ở đồng bằng, bò cừu ở miền núi.

? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em có đánh giá gì về ngành nông nghiệp trong khu vực?

? Nhắc lại đặc điểm ngành dịch vụ ở Châu Âu?

- HS: Là ngành kinh tế phát triển nhất ở Châu Âu, cơ cấu đa dạng nhiều ngành.

? Với đặc điểm đó em có liên hệ gì với riêng khu vực Tây và Trung Âu?

1. Khái quát tự nhiên.

* Vị trí:

- Trải dài từ quần đảo Anh – Ailen đến dãy Các Pát. Gồm 13 quốc gia.

* Khí hậu – Sông ngòi.

- Nằm hoàn toàn trong vành đai ôn hoà có gió tây ôn đới holạt động, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, có sự phân hoá từ tây sang đông.

- Sông ngòi ở phía tây nhiều nước quanh năm, các sông ở phía đông đóng băng vào mùa đông.

* Địa hình.

- Địa hình gồm ba miền:

+ Đồng bằng ở phía bắc.

+ Núi già ở trung tâm.

+ Núi trẻ ở phía nam.

2. Kinh tế.

a. Công nghiệp.

- Là khu vực tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới với nhiều vùng công nghiệp, ngành công nghiệp hiện đại và hải cảng lớn.

b. Nông nghiệp.

- Nông nghiệp đạt trình độ tham canh cao với nhiều loại sản phẩm có giá trị, đồng bằng có nền nông nghiệp đa dạng, vùng núi phát triển chăn nuôi.

c. Dịch vụ.

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân, đặc biệt là du lịch

IV. Củng cố:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của ý thích hợp.

Sự phân hoá tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu.

  1. Càng đi về phía đông ảnh hưởng của biển càng giảm do những ảnh hưởng của dòng biển nóng, gió tây ôn đới giảm.
  2. Phía đông có khí hậu ôn đới lục địa.
  3. Càng đi về phía đông, càng đi sâu vào nội địa.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.

  • Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 SGK.
  • Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
  • Về nhà làm bài tập 2, bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài mới “Khu vực Nam Âu”.
Đánh giá bài viết
1 870
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 7

Xem thêm