Giáo án Địa lý lớp 9 bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý 9 bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức Biết vận dụng các kiến thức đă học từ bài 6 và sự hiểu biết của mình phân tích được sự thay đổi cơ cấu kinh tế qua biểu đồ miền.

2. Kĩ năng:

  • Nhận xét biểu đồ
  • Vẽ biểu đồ miền

3. Thái độ: Cẩn thận tính toán, tỉ mỉ khi vẽ biểu đồ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

  • Bảng số liệu
  • Biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ

  • Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
  • Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất nước ta?

2. Bài mới:

Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển biến tích cực. Nhất là trong thời kì đổi mới, hội nhập với thế giới, kinh tế nước ta càng thay đổi nhanh về giá trị sản lượng và cơ cấu. Làm thế nào để thể hiện tốt nhất sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế nước ta ? Bài thực hành hôm nay giúp chúng ta biết điều đó.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1: Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền

- Khi nào vẽ biểu đồ miền?

 

 

- Ưu thế của biểu đồ miền?

- Gv hướng dẫn cách vẽ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ

- Vẽ biểu đồ miền. 4 nhóm và nhận xét

- Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong thời kì 1991 – 2002 với các câu hỏi sau:

+ Như thế nào? (hiện trạng, xu hướng biến đổi của hiện tượng quá tŕnh)

+ Tại sao? (nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên)

+ Điều ấy có ý nghĩa gì?

- Xem lại bài 6.

- Hs: Trình bày

- Gv: Chuẩn xác chấm điểm cho các nhóm

1. Cách vẽ biểu đồ miền:

+Khi nào vẽ biểu đồ miền?

- Đề bài yêu cầu.

- Thể hiện sự thay đổi cơ cấu của đối tượng trong nhiều năm.

- Sử dụng khi chuỗi số liệu nhiều năm từ 4 năm trở lên.

+ Cách vẽ:

- Vẽ khung hình chữ nhật .

- Trục đứng (tung) thể hiện % chia từ 0 đến 100 %.

- Trục ngang (hoành) thể hiện các năm, khoảng cách năm chia đúng theo tỉ lệ.

- Vẽ lần lượt vẽ đối tượng thứ nhất (miền 1) từ dưới lên, kế đến vẽ đối tượng thứ 3 (miền 3) từ trên xuống, đối tượng thứ hai (miền 2) nằm giữa miền 1 và miền 3.

- Cần thể hiện kí hiệu phân biệt các đại lượng trên biểu đồ, lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.

2. Vẽ biểu đồ:

- Vẽ

(phụ lục)

 

 

 

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng nông,lâm,ngư nghiệp liên tục giảm.

+ Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng nhanh.

+ Chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển nhanh, nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang công nghiệp.

+ Nước ta đã ḥội nhập với khu vực và thế giới.

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

  • Gv nhận xét sự chuẩn bị của Hs, thái độ học tập, chấm điểm, rút kinh nghiệm.
  • Hoàn chỉnh bài thực hành.
  • Ôn lại bài 1 đến bài 16 theo 16 câu hỏi (bài ôn tập)
  • Chia 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị 4 câu trình bày
Đánh giá bài viết
1 1.714
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 9

Xem thêm