Giáo án Địa lý lớp 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.
  • Biết được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh để lại cần khắc phục và triển vọng phát triển kinh tế trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Kĩ năng:

  • Đọc và phân tích lược đồ, bản đồ, bảng số liệu.
  • Xác định được ranh giới của vùng, vị trí một số tài nguyên quan trọng, phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

  • Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin, lược đồ, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, bảng thống kê và bài viết về vị trí địa lí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.
  • Phân tích đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí, những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.
  • Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ di sản di sản văn hóa thế giới, ứng phó với thiên tai.
  • Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm cặp.
  • Tự nhận thức: Tự nhận thức thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, đặt và trả lời câu hỏi.
  • Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Bản đồ tư duy, học sinh làm việc cá nhân,thảo luận nhóm, suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ - hồi đáp.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ḷng tự hào dân tộc

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

  • Bản đồ tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ
  • Một số tranh ảnh vùng Bắc Trung Bộ

Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1/ Kiểm tra bài cũ

  • Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ảnh hưởng ǵ đến việc đảm bảo lương thực của vùng?
  • Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện nào thuận lợi cho việc sản xuất lúa?

2/ Bài mới:

Khám phá

  • Vì sao kinh tế vùng Bắc trung Bộ chậm phát triển hơn các vùng khác trong cả nước?
  • Gv gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có khó khăn gì?
  • Học sinh trình bày

Kết nối:

Gv gắn kết những hiểu biết của học sinh về đặc điểm tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ đó là nội dung của bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Quan sát bản đồ tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ

- Xác định ranh giới vùng Bắc Trung Bộ.

- Nhận xét chung về lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ.

- Đọc tên các tỉnh ở vùng, về diện tích và dân số

- Hoạt động cặp

- Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

+ Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Quan sát bản đồ tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ

- Thảo luận 4 nhóm – 4 phút

- Nhóm 1.2: Cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ?

-Nhóm 3.4: Nhận xét về tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn

- Hs: Trình bày – nhận xét

- Gv:Chuẩn xác.

- Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ?

- Khó khăn: Bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, gió Lào, cát lấn…

- Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế)

- Những thuận lợi về mặt tự nhiên của vùng?

+ Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư và xã hội

- Dựa vào số liệu hình 23.2, và vốn hiểu biết hãy:

-Nêu sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của vùng

-So sánh với đặc điểm dân cư Trung Du và miền núi Bắc Bộ

-Tại sao lại có sự khác biệt trên?

- Nhân xét về các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?

- Nêu một số biên pháp khắc phục khó khăn của vùng

- Nêu những hiểu biết của em về dự án phát triển của vùng.

I. Vị trí địa lí và giới hạn lănh thổ

- Vùng Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dăy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam.

-Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng: Là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại,cửa ngơ hành lang Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công.

 

 

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Điều kiện tự nhiên

- Địa h́nh: Hầu hết các tỉnh của vùng từ tây sang đông đều có núi, gió đồi, đồng bằng, biển và hải đảo

-Khí hậu có sự phân hoá đông tây dải Trường Sơn Bắc, bắc và nam dải Hoành Sơn, ảnh hưởng gió phơn Tây Nam.

- Nhiều thiên tai.

- Cần trồng và bảo vệ rừng.

2. Tài nguyên thiên nhiên:

-Tài nguyên khoáng sản, rừng, biển, du lịch khá phong phú.

III. Đặc điểm dân cư và xã hội

- Địa bàn cư trú của 25 dân tộc.

- Dân cư dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía đông và phía tây của vùng

- Thuận lợi: Lao động dồi dào, có truyền thống cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên.

-Khó khăn: Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Củng cố:

  • Điều kiện tự nhiên của Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội?
  • Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?

Dặn dò:

  • Học bài, trả lời các câu hỏi sgk, vở BT.
  • Chuẩn bị bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tt)
    • Hoạt động kinh tế của vùng phát triển như thế nào? Cơ sở phát triển?
    • Vùng có những trung tâm kinh tế nào? Tình hình phát triển?
Đánh giá bài viết
8 5.101
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 9

Xem thêm