Giáo án Địa lý lớp 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

  • Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
  • Biết ảnh hưởng của việc phát triển nông nghiệp tới môi trường, trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng:

  • Phân tích bảng số liệu, sơ đồ, đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam
  • Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và môi trường .

Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

  • Tư duy:
    • Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bảng số liệu và bài viết về tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt và chăn nuôi.
    • Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với sự phân bố một số ngành trồng trọt và chăn nuôi.
  • Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ / tư tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp.
  • Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Động não, thuyết trình nêu vấn đề, suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, không ủng hộ hành vi làm ảnh hưởng xấu môi trường .

4. Định hướng phát triển năng lực

  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
  • Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

  • Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
  • Một số tranh ảnh về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp nước ta như thế nào?
  • Các nhân tố kinh tế xã hội có ảnh huởng đến sản xuất nông nghiệp nuớc ta như thế nào?

3. Bài mới:

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. Vì thế, nông nghiệp nước ta được đẩy mạnh và được nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ sau đổi mới, nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Để có được những bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực nông nghiệp, sự phát triển và phân bố của ngành đã có chuyển biến gì khác trước, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động: Ngành trồng trọt

- Dựa vào bảng 8.1 hãy nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?

Thảo luận nhóm

+ Nhóm 1.2: Cây lương thực

- Cây lương thực có vị trí như thế nào? Gồm những loại cây gì? Cây trồng nào là chính? Trồng ở đâu?

- Phân tích bảng số liệu diện tích tăng bao nhiêu nghìn ha?

- Dựa vào bảng 8.2, trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa trong thời kì 1980-2002? Vì sao đạt được những thành tựu trên?

+ Nhóm 3.4: Cây công nghiệp

- Việc trồng cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

- Nước ta có những thuận lợi gì để phát triển cây công nghiệp?

-Kể tên các cây công nghiệp hằng năm? Phân bố - Cây công nghiệp lâu năm? Phân bố

- Kể tên những sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu?

- Dựa vào bảng 8.3, trình bày đặc điểm phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.

- Hs trình bày – nhận xét – Gv chuẩn kiến thức.

(Tích hợp giáo dục môi trường)

- Nước ta có điều kiện gì để phát triển cây ăn quả?

- Những cây ăn quả nào là đặc trưng của miền Nam? Tại sao miền Nam trồng được nhiều loại cây ăn quả? Kể vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta? Miền Bắc có những loại cây nào?

-Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp như thế nào?

+ Hoạt động: Ngành chăn nuôi

- Hs Làm việc theo nhóm 3 nhóm

- Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta như thế nào? Nuôi nhiều nhất ở đâu? Vì sao?

-Chăn nuôi lợn ở nước ta như thế nào? Nuôi nhiều nhất ở đâu?

- Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng?

- Chăn nuôi gia cầm ở nước ta như thế nào? Nuôi nhiều nhất ở đâu?

I.Ngành trồng trọt

1. Cây lương thực

- Bao gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn

- Lúa là cây lương thực chính được trồng khắp nước ta.

- Nước ta có hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng

2. Cây công nghiệp

- Việc trồng cây công nghiệp có tầm quan trọng: Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi dể phát triển cây công nghiệp nhất là các cây công nghiệp lâu năm

3. Cây ăn quả

- Rất phong phú: Cam, bưởi, nhăn, vải, xoài, măng cụt.v.v.

- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

II. Ngành chăn nuôi

- Chăn nuôi chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp

1. Chăn nuôi trâu, bò

- Năm 2002 đàn ḅ là 4 triệu con, trâu là 3 triệu con. Cung cấp sức kéo,thịt,sữa

- Trâu nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

-Đàn bò có quy mô lớn nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Chăn nuôi lợn

-Đàn lợn 23 triệu con tăng khá nhanh nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và trung du Bắc Bộ. Cung cấp thịt

3. Chăn nuôi gia cầm

- Cung cấp thịt, trứng

- Phát triển nhanh ở đồng bằng

4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:

* Tổng kết:

  • Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?
  • Vì sao trâu nuôi nhiều ở miền núi trung du Bắc Bộ?
  • Học bài và hoàn thành vở bài tập

* Hướng dẫn học tập:

  • Chuẩn bị bài 10: Thực hành
  • Trả lời theo câu hỏi gợi ý sách giáo khoa.
  • Đọc biểu đồ và vận dụng các kiến thức đã học về ngành nông nghiệp để phân tích qua biểu đồ.
Đánh giá bài viết
3 4.254
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 9

    Xem thêm