Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 2)

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 3)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được phương thức sản xuất và các yếu tố của phương thức sản xuất.

2. Về kĩ năng.

  • Vẽ được sơ đồ phương thức sản xuất
  • Chỉ ra được một số quan niệm và phong tục, tập quán lạc hậu trong cuộc sống hiện nay.

3. Về thái độ: Coi trọng vai trò quyêt định của tồn tại xã hội và tác động tích cực trở lại của ý thức xã hội.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 10
  • Câu hỏi thực hành GDCD 10, TLBD ND và PP GDCD 10
  • Sách TH Mác-Lênin

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Dân số có vai trò gì đối với sự phát triển KTXH, dân số tăng quá nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì?

3. Học bài mới

Giờ trước thầy và các em đã phân tích anh hưởng của môi trường tự nhiên, dân số đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội nhưng ảnh hưởng của những nhân tố đó lại phụ thuộc vào các chế độ xã hội do phương thức sản xuất quyết định. Vậy thế nào là phương thức sản xuất? Hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài số 8…

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Xã hội loài người đã và đang trải qua 5 chế độ xã hội khác nhau, mỗi chế độ xã hội đều có cách thức sản xuất riêng và cách thức sản xuất đó ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và cách thức đó gọi là phương thức sản xuất.

? Loài người đã và đang trải qua 5 chế độ xã hội, vậy đó là những chế độ xã hội nào?

? Theo em có những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển KTXH?

Giáo viên giúp cho học sinh nắm được hai yếu tố của phương thức sản xuất đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

? Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với cái gì? Cho ví dụ?

? theo em người lao động cần có những yếu tố gì cho quá trình lao động?

? Tư liệu lao động là gì? Lấy ví dụ minh họa?

? Đối tượng lao động là gì? Có máy loại? lấy ví dụ minh họa?

? vậy theo em việc phân biệt giữa đối tượng lao động với tư liệu lao động nó mạng tính chất tương đối hay tuyệt đối? lấy ví dụ minh họa?

Giáo viên giúp học sinh nắm được QHSX là gì và QHSX có nhứng yếu tố nào bằng các câu hỏi đàm thoại.

? Theo em quan hệ sản xuất nó biểu hiện mối quan hệ gì?

? Quan hệ sở hữu về tư lieu sản xuất, tức là tư liệu sản xuất thuộc về ai? Lấy ví dụ?

? Quan hệ quản lý sản xuất tức là quan hệ quản lý cái gì? Lấy ví dụ?

? Em hiểu thế nào là quan hệ phấn phối sản phẩm?

Giáo viên giúp học sinh nắm được mối quan hệ giữa LLSX và QHSX bằng các câu hỏi đàm thoại.

? Giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất thì mặt nào phát triển hơn?

? Theo em mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX xảy ra khi nào?

? Phương thức sản xuất mới ra đời khi nào?

1. Tồn tại xã hội.

c. Phương thức sản xuất.

- Phương thức sản xuất là cách con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

- Những yếu tố thức đẩy sự phát triển KTXH

+ PTSX (là điều kiện quan trọng nhất)

+ Vị trí địa lý và dân số (là DDK quyết định)

+Chất lượng sức lao động.

- Các yếu tố của phương thức sản xuất.

+ LLSX gồm con người và TLSX

+ QHSX gồm con người với con người.

* Lực lượng sản xuất.

Là sự thống nhất giữa người lao động với tư liệu sản xuất.

Ví dụ: Công nhân với nhà máy, máy móc…

- Người lao động: Sức khỏe, tri thức, kĩ năng…

- Tư liệu sản xuất gồm TLLĐ và ĐTLĐ

+ Tư liệu lao động: Công cụ sản xuất và phương tiện vật chất

Ví dụ:…

+ Đối tượng lao động: Có sẵn trong tự nhiên và do lao động tạo ra.

Ví dụ:…

Chú ý: Việc phân biệt giữa ĐTLĐ và TLLĐ chỉ mạng tính chất tương đối.

* Quan hệ sản xuất.

Biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người theo một cách thức nào đó.

- Quan hệ sở hữu TLSX: TLSX thuộc về ai? (cá nhân, tập thể hay nhà nước)

- Quan hệ quản lý SX: Đặt ra kế hoạch và điều hành sản xuất.

- Quan hệ phân phối sản phẩm: Quy mô và phương thức nhận phần của cải vật chất.

*Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX.

- LLSX luôn là mặt phát triển hơn, còn QHSX thay đổi chậm hơn.

- Mâu thuẫn xảy ra khi LLSX phát triển còn QHSX không phù hợp với LLSX.

- Giải quyết mâu thuẫn là chấm rứt PTSX lỗi thời và ra đời PTSX mới.

- PTSX mới ra đời khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX.

4. Củng cố.

  • GV hệ thống và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của tiết học
  • Giáo viên sử sơ đồ phương thức sản xuất

giáo án gdcd

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

Đánh giá bài viết
1 4.066
Sắp xếp theo

Giáo Án GDCD 10

Xem thêm