Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Giáo án môn GDCD lớp 11

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức

  • Nêu mục tiêu, những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách TN&MT

2. Về kĩ năng

  • Biết tham gia và tuyên truyền chính sách tài nguyên và môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Biết đánh giá thái độ của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên, môi trường.

3. Về thái độ

  • Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và môi trường của Nhà nước.
  • Phản đối và đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên và môi trường.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 11, máy chiếu, phiếu học tập
  • Sách bài tập tình huống GDCD 11
  • Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy tình hình dân số ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

Vấn đề môi trường ở nước ta đã được đảm bảo hay chưa và tình hình khai thác tài nguyên như thế nào? Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường, cũng như khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí? Đó là nội dung của bài học hôm nay…

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung kiến thức cần đạt

Để học sinh nắm được nội dung mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách TN&BVMT thì giáo viên nêu khái quát tình hình TN&MT ở nước ta.

- TNTN đa dạng và phong phú

+ Khoáng sản phong phú (dầu mỏ, sắt, bô xít, thiếc, than…)

+ Đất đai mầu mỡ (phù sa, bazan…)

+ Khí hậu (nhiệt đới ẩm gió mùa)

+ Rừng rộng, động vật, thực vật có nhiều loại

+ Biển rộng có nhiều phong cảnh đẹp

+ Ánh sáng, nước, không khí dồi dào

- Thực trạng về tài nguyên

+ Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.

+ Rừng bị tàn phá, nhiều động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Chất lượng đất suy giảm, đất canh tác thu hẹp.

- Thực trạng về môi trường

+ Ô nhiễm đất, nước, không khí, biển…

+ Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán…ngày càng tăng

+ Nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường…

Từ những thực trạng về tài nguyên, môi trường nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã có những mục tiêu và phương hướng gì? Giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung đơn vị kiến thức này bắng việc sử dụng phương pháp vấn đáp.

Đối với phần này giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại để giúp học sinh hiểu đuwọc một số chính sách quan trọng để bảo vệ môi trường.

? Theo emĐảng và Nhà nước ta đã đưa ra những mục tiêu gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường?

- Học sinh trả lời

- Giáo viên nhận xét và kết luận các mục tiêu lên màn hình máy chiếu.

Vậy để thực hiện được các mục tiêu cơ bản của chính sách tài nguyên bà bảo vệ môi trường chúng ta phải có những phương hướng cơ bản nào.

Giáo viên cho học sinh đọc phần phương hướng, sau đó cho học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi (phiếu học tập) sau đó chiếu từng phương hướng lên màn hình máy chiếu theo nội dung câu hỏi thảo luận.

Nhóm 1

?Theo em, Nhà nước phải làm gì để thực hiện tốt các mục tiêu trên?

Nhóm 2

? Làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường cho toàn dân?

Nhóm 3

? Để khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường có hiệu quả cần coi trọng điều gì?

Nhóm 4

? Cần có biện pháp nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cần kiệt tài nguyên?

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có)

- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau đó nhận xét, kết luận, kết hợp chiếu trên màn hình.

Mỗi chúng ta đều có thể bảo vệ môi trường bằng việc làm thiết thực cụ thể hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Để học sinh nắm được trách nhiệm đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường giáo viên đưa ra câu hỏi sau.

? Ở trường, ở lớp, ở nơi em sinh sống có những hành động tác động xấu đến tài nguyên, môi trường không? Đó là những hành động nào? Thái độ của em đối với hành động đó là gì?

?Công dân có trách nhiệm gì đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Giáo viên nhận xét và kết luận chiếu trách nhiệm của công dân lên màn hình máy chiếu.

1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.

(Đọc thêm)

2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Mục tiêu

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên

+ Làm tốt công tác bảo vệ môi trường

+ Bảo tồn đa dạng sinh học

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường

- Phương hướng

+ Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.

+ Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.

+ Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.

+ Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên, môi trường.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường

- Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường

4. Củng cố

Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài

Đưa ra câu hỏi sau: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp khắc phục

- Ý thức của con người kém

- Phong tục tập quán

- Pháp luật chưa nghiêm

- Một số nguyên nhân khác

- Diện tích rừng giảm

- Ô nhiễm môi trường

- Tuyệt chủng động vật, thực vật

- Gây sói mòn, rửa trôi

- Tuyên truyền, giáo dục người dân

- Khai thác tiết kiệm

- Tăng cường quản lý của nhà nước

- Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá rừng.

5. Dặn dò nhắc nhở

Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK phần cuối bài và ôn tập từ bài 8 đến bài 12 để tiết tới kiểm tra 1 tiết

Đánh giá bài viết
3 11.802
Sắp xếp theo

    Giáo Án GDCD 11

    Xem thêm