Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (tiết 2) theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

- Nêu được quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng.

- Ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp an toàn khi đi đường.

2. Kỹ năng:

- Biết đánh giá hành vi của người khác đúng hay sai về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông

- Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

4. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá ...

II. Chuẩn bị:

GV: Luật giao thông đường bộ; số liệu các vụ tai nạn giao thông; biển báo.Quy định của luật giao thông, Nghị định 39/Cp của chính phủ (13.7.01)

HS: tình huống giao thông, BT d (47-SGK).

Các vụ tai nạn giao thông; nguyên nhân, tác hại; quy định về an toàn giao thông.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

A. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

 

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

 

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

 

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

B. Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo của hs

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên chiếu 1 số hình ảnh hành vi tham gia giao thông và yêu cầu hs nhận xét

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh quan sát những hình ảnh trên

- Dự kiến sản phẩm:

+ Hành vi thực hiện đúng luật giao thông:

+ hành vi vi phạm luật giao thông:

*Báo cáo kết quả: cá nhân hs trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

GV: Trật tự an toàn giao thông là vấn đề rất đáng quan tâm của mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội. Để đảm bảo luật trật tự an toàn giao thông chúng ta phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đi đường. Để hiểu rõ các quy định này và biết cách xử lý khi đi đường chúng ta học bài hôm nay.

2. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu các quy tắc đi đường.

1. Mục tiêu: Giúp các em có những hiểu biết cơ bản khi tham gia giao thông

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên cho tình huống và cung cấp cho các nhóm điều 29, 30-Luật GTDB. chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:

Nhóm 1, 3: Tan học về giữa trưa, đường vắng, muốn thể hiện với các bạn mình, Hưng đi xe đạp thả hai tay và đánh võng, lạng lách. Không may, xe Hưng vướng phải quang gánh của một bác bán rau đi bộ cùng chiều dưới lòng đường.

Nếu mình là 1 người công an, em sẽ giải quyết việc này ntn?

Nhóm 2, 4: Một nhóm 7 bạn đi 3 chiếc xe đạp.Các bạn đi hàng 3, có lúc 3 xe còn kéo, đẩy nhau. Gần tới ngã tư, khi cả 3 xe chưa đi tới vạch đường, đèn vàng sáng, cả 3 xe tăng tốc vượt qua một chiếc xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều. Theo em các bạn Hs đã vi phạm những lỗi gì về TTATGT?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ và báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp

- Giáo viên trợ giúp khi có nhóm gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm…

Nhóm 1, 3: Tình huống 1: Hưng đi xe đạp thả hai tay, lạng lách, đánh võng.

Nhóm 2, 4: Tình huống 2: Các bạn đi xe đạp hàng 3, chở 3, kéo, đẩy nhau, tăng tốc khi vượt tín hiệu đèn vàng, rẽ trước đầu xe cơ giới

*Báo cáo kết quả

các nhóm báo cáo, nhóm còn lại theo dõi

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá Giải thích điều HS chưa hiểu

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.

1. Mục tiêu: Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những quy định cơ bản của luật GT để giúp các em hiểu và thực hiện tốt, góp phần bảo đảm TTATGT

2. Phương thức thực hiện: nhóm cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày 1 phút

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên

?Địa phương, trường, lớp em đã có hiện tượng vi phạm GT ntn

?Bản thân em đã làm gì để đảm bảo trật tự ATGT?

- Học sinh tiếp nhận

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ

- Dự kiến sản phẩm:

+ những hành vi vi phạm:

+ bản thân em đã làm:

*Báo cáo kết quả

- cặp đôi trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

4. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

a. Đối với người đi bộ.

- Đi trên hè phố, lề đường, sát mép đường.

- Đi đúng phần đường quy định.

- Đi theo tín hiệu giao thông.

b. Đối với người điều khiển xe đạp không:

- Đèo 3.

- Kéo, đẩy nhau.

- Phóng nhanh, vượt ẩu.

- Lạng lách, đánh võng.

- Thả 2 tay; mang vác chở vật cồng kềnh.

- Rẽ trước đầu xe cơ giới.

Phải: - Đi đúng phần đường.

- Đi đúng chiều.

- Đi bên phải, tránh bên phải.

- Vượt bên trái.

c. Đối với người điều khiển xe cơ giới.

- TE dưới 16 tuổi không được điều khiển xe cơ giới.

- Trẻ em 16t -18t được đi xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3.

- 18t trở lên được đi xe gắn máy trên 50.

d. Đường sắt: Không:

- Chăn thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt.

- Thò đầu, tay chân ra ngoài khi tàu chạy.

- Ném các vật nguy hiểm lên tàu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Trách nhiệm của HS:

- Học và thực hiện đúng những quy định của luật GT.

- Tuyên truyền những quy định...

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

- Lên án trường hợp cố tình vi phạm luật GT.

3. Hoạt động luyện tập.

Mục tiêu: củng cố kiến thức bài học cho học sinh

Phương thức thực hiện: cá nhân

Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv: gv yêu cầu hs làm bài tập b. Bài tập a./38/sgk

* Thực hiện nv: suy nghĩ cá nhân

- Dự kiến sản phẩm

Bài a:

Tranh 1: Chăn dắt các súc vật trên đường ray ->vi phạm.

Tranh 2: Đi xe đạp hàng 3 ->vi phạm

Biển báo cho phép người đi bộ được đi: 305.

Biển báo cho phép người đi xe đạp được đi: 304

* Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

* Đánh giá kq: Hs nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét, kết luận, cho điểm

4. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức đã học giải quyết tình huống...

Phương thức thực hiện: nhóm

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

? tuổi trẻ học đường cần làm gì trước thực trạng mất trật tự an toàn giao thông hiện nay? Các em hãy xây dựng kế hoạch hành động góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn?

* Thực hiện nhiệm vụ: hs sẽ tự phân nhóm và xây dựng kế hoạch và mang đến lớp phát động các bạn trong lớp cùng thực hiện

* Báo cáo: các nhóm sẽ báo cáo vào tiết sau

* Đánh giá: qua sản phẩm và sự chuyển biến trong thái độ, hành động khi tham gai giao thông- do hs tự đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá và cho điểm sự tiến bộ của hs thông qua việc theo dõi, quan sát

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Mục tiêu: giúp hs mở rộng thêm kiến thức...

Phương thức thực hiện: cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá: gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv: tìm hiểu thêm 1 số qui định của pháp luật giao thông đường bộ dành cho người đi bộ, người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ....

* Báo cáo kết quả: báo cáo với nhóm bàn của mình

* Đánh giá: hs đánh giá lẫn nhau

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. Quy định đối với người đi bộ đi xe đạp và xe máy.

2. Kĩ năng: HS biết tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông.

3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông. Biết phản đối những việc làm vi phạm an toàn giao thông.

B. Phương pháp:

  • Kích thích tư duy
  • Giải quyết vấn đề.
  • Thảo luận nhóm....

C. Chuẩn bị của GV và HS.

  • SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo. Tranh ảnh...
  • Xem trước nội dung bài học.

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hiện nay?

Nêu các loại tín hiệu giao thông mà em biết?

3. Giới thiệu bài mới.

GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1

Tìm hiểu các quy tắc về đi đường.

 

?. Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần phải làm gì?

 

 

 

 

 

 

 

GV Cho HS thảo luận xử lí tình huống sau:

Tan học Hưng lái xe đạp thả 2 tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang gánh của bác bán rau đi giữa lòng đường.

Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau?

?. Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào?

Gv: Cho hs quan sát tranh và nêu các vi phạm trong bức tranh (gv chuẩn bị ở bảng phụ).

HS: Làm một số bài tập ở sách BT tình huống.

?.Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?

?.Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào?

?.Để thực hiện TTATGT đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì?

 

Hoạt động 2

Tìm hiểu trách nhiệm của HS.

Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?

 

 

 

 

Hoạt động 3

Luyện tập.

Gv: HD học sinh làm các bài tập ở SGK.

2. Một số quy định về đi đường:

a. Các loại tín hiệu giao thông:

b. Quy định về đi đường:

- Người đi bộ:

+ Đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.

+ Đi đúng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông.

Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vác đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.

 

- Người đi xe đạp:

+ Cấm lạng lách, đánh võng, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh.

+ Không được dàn hàng ngang quá 2 xe.

+ Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác.

+ Không mang vác, chở vật cồng kềnh.

+ Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi.

+ Trẻ em dưới 7 tuổi không được đi xe đạp người lớn.

( Đường kính bánh xe quá 0,65 m).

- Người đi xe máy, xe mô tô:

- Quy định về an toàn đường sắt:

 

 

 

 

 

3. Trách nhiệm của HS:

- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các quy định về an toàn giao thông.

- Đi về bên phải theo chiều đi của mình.

- Tuân thủ nguyên tắc về nhường đường, tránh và vượt nhau.

5. Củng cố - Dặn dò:

  • Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài.
  • Học bài, làm các bài tập còn lại.
  • Xem trước nội dung bài 15. Sưu tầm những tấm gương học tốt.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
9 2.485
Sắp xếp theo

Giáo án lớp 6

Xem thêm