Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (tiết 2)

Giáo án môn GDCD lớp 9

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân (tiết 1)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

  • Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
  • Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.

2. Về kỹ năng:

  • Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử cho phù hợp.

3. Về thái độ:

  • Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
  • Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

I/ Giáo viên:

  • Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
  • Bảng phụ, phiếu học tập.
  • Một số bài tập trắc nghiệm.
  • Hiến pháp năm 1992.

II/ Học sinh:

  • Học thuộc bài cũ.
  • Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LP:

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

1) Đặt vấn đề:

2) Triển khai các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Trách nhiệm pháp lí

Hoạt động của thầy và trò

Bài tập:

Nêu hành vi vi pghạm và biện pháp xử lý mà em được biết trong thực tế cuộc sống

- Vứt rác bừa bãi

- Cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng

- Lấn chiếm vỉa hè lòng dường

- Trộm xe máy

- Viết vẽ bậy lên tường lớp

HS: trả lưòi

GV: nhận xét dắt vào ý 3

? Trách nhiệm pháp lí là gì?

HS: trả lời

? Có các loại trách nhiệm pháp lí gì?

HS:……

GV: gợi ý chi HS đưa ra các biện pháp xử lí của công dân

GV: cho HS nêu rõ thế nào là các loại trách nhiệm pháp lí

GV: đưa 1 ví dụ

? ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí

GV: đặt câu hỏi liên quan đến trách nhiệm pháp lí của công dân, từ đó HS liên hệ trách nhiệm của bản thân.

HS: cùng trao đổi

? Nêu trách nhiệm của công dân?

HS:……..

GV: Yêu cầu HS đọc điều 12 Hiến pháp 1992

HS: đọc

GV: kết hợp giải thích các thuật ngữ.

- Năng lực trách nhiệm pháp lí…

- …

Nội dung kiến thức

3. Trách nhiệm pháp lí:

Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.

4. Các loại trách nhiệm pháp lí:

- Trách nhiệm hình sự.

- Trách nhiệm hành chính.

- Trách nhiệm dân sự.

- Trách nhiệm kỉ luật.

5. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.

- Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật.

- Giáo dục ý thức tôn trong và chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật.

- Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân.

6. Trách nhiệm của công dân:

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp và pháp luật.

- Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật.

b. Hoạt động 2: Bài tập

Hoạt động của thầy và trò

GV: Cho HS làm bài: 1, 5, 6 trang 65, 66

HS: cả lớp làm bài, phát biểu

GV: bổ sung, chữa bài

Bài 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí:

Giống: là những quan hệ xã hội và đều được pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn.. Mọi người đều phải biết và tuân theo.

Khác nhau:

- Trách nhiệm đạo đức:

bằng tác động của dân sự xã hội; lương tâm cắn rứt;

- Trách nhiệm hình sự: Bắt buộc thực hiện; Phương pháp cưỡng chế của nhà nước

Nội dung kiến thức

III. Bài tập

Đáp án bài 1:

Đáp án bài 5:

-ý kiến đúng: c, e.

- ý kiến sai: a, b, d, đ

IV/ Củng cố:

GV: tổ chức cho HS xử lý các tình huống:

Câu 1: Xe máy, xe mô tô 2 bánh được chở ít nhất là mấy người?

  • Hai người kể cả lái xe.
  • Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm một người ngồi phía sau và 1 trẻ em dưới 7 tuổi.

HS: ứng xử tình huống

GV: nhận xét.

V/ Dặn dò:

  • Về nhà học bài, làm bài tập.
  • Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.
Đánh giá bài viết
1 1.801
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 9

    Xem thêm