Giáo án Hóa học 11 bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Giáo án Hóa học lớp 11

Giáo án Hóa học 11 bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên với nội dung được biên soạn chi tiết bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giúp học sinh hiểu được kiến thức về nguồn Hidrocacbon thiên nhiên như thành phần, cách khai thác và phương pháp chế biến chúng.

Giáo án Hóa học 11 bài 38: Hệ thống hóa hiđrocacbon

Giáo án Hóa học 11 bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức:

Biết được nguồn hidrocacbon thiên nhiên: thành phần, cách khai thác và phương pháp chế biến chúng. Ứng dụng quan trọng của nguồn hidrocacbon thiên nhiên.

b. Về Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về phương pháp chế biến và ứng dụng của hidrocacbon.

c. Về thái độ:

  • Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
  • Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn và chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu về các giếng dầu, mỏ than và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

b. Chuẩn bị của học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới khi lên lớp.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: (trong khi giảng bài mới)

b. Nội dung bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

Hoạt động 1: Dầu mỏ (20 phút)

1. Túi dầu gồm có những phần nào?

2. Nêu thành phần của dầu mỏ?

3. Cách khai thác và chế biến dầu mỏ?

Túi dầu gồm 3 phần:

* Trên cùng là khí dầu mỏ có áp suất lớn.

* Giữa là lớp dầu.

* Dưới cùng là nước và cặn.

  • Nhóm ankan từ C1 đến C50.
  • Xicloankan chủ yếu C5H10, C6H12 và các đồng đẳng.
  • Hidrocacbon thơm: C6H6, C6H5CH3, C6H4(CH3)2, naphtalen và đđẳng.
  • Một lượng nhỏ hợp chất hữu cơ chứa N, O, S, một số chất vô cơ.

Khoan những lỗ khoan (giếng dầu), dầu sẽ tự phun lên do áp suất lớp khí lớn.

Chế biến bằng phương pháp chưng cất phân đoạn để tách những phân đoạn dầu mỏ có t0s khác nhau.

I. Dầu mỏ: nằm trong các túi dầu trong lòng đất.

Túi dầu gồm 3 phần:

* Trên cùng là khí dầu mỏ có áp suất lớn.

* Giữa là lớp dầu.

* Dưới cùng là nước và cặn.

1. Thành phần:

Dầu mỏ là chất lỏng sánh, nâu đen, mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, chứa hh nhiều hidrocacbon, bao gồm:

  • Nhóm ankan từ C1 đến C50.
  • Xicloankan chủ yếu C5H10, C6H12 và các đồng đẳng.
  • Hidrocacbon thơm: C6H6, C6H5CH3, C6H4(CH3)2, naphtalen và đđẳng.
  • Một lượng nhỏ hợp chất hữu cơ chứa N, O, S, một số chất vô cơ. Các chất chứa S tạo nên mùi khó chịu và gây hại cho động cơ.
Đánh giá bài viết
1 1.529
Sắp xếp theo

Giáo án Hóa học lớp 11

Xem thêm