Giáo án Hóa học 8 bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiết 2)

Giáo án Hóa học 8 bài 5: Nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học 8 bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiết 2) là giáo án điện tử được biên soạn kỹ lưỡng và dùng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án Hóa học 8 bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiết 1)

Giáo án Hóa học 8 bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử (Tiết 1)

Tuần Ngày soạn:

Tiết 7 Ngày dạy:

Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- HS biết:

+ Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối

2. Kỹ năng:

+ Xác định được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại nêu vấn đề.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nguyên tố hóa học là gì? Viết tên và ký hiệu hóa học của 5 nguyên tố hóa học.

3. Dạy bài mới:

a. Vào bài:

- Chúng ta đã nghiên cứu cách biểu diễn các nguyên tố hóa học bằng các kí hiệu. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một đại lượng rất quan trọng của các nguyên tố giúp chúng ta phân biệt các nguyên tố với nhau và giúp chúng ta có thể tính toán trong các bài toán hóa học là đại lượng nguyên tử khối.

b. Giảng bài:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Nguyên tử khối

- Nguyên tử có khối lượng rất bé (ví dụ: 1 nguyên tử C có m =1,9926 x10-23g). Do đó trong nghiên cứu khoa học người ta sử dụng một đại lượng riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử là đvC (u).

- Quy ước: lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị.

- Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Do đó, khi biết nguyên tố sẽ biết nguyên tử khối và ngược lại. Yêu cầu HS theo dõi bảng 1-tr.42-SGK. Thông báo cho HS tên một số nguyên tố, yêu cầu tìm nguyên tử khối.

- Nguyên tử khối chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tố và nó là một hư số. Do đó, khi biểu diễn nguyên tử khối người ta có thể bỏ bớt các chữ đvC.

II. NGUYÊN TỬ KHỐI

- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC, u).

- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

Hoạt động 2: Luyện tập tại lớp

Yêu cầu HS làm bài tập và lên bảng hoàn thành các bài tập

Bài tập 1: So sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:

+ Nguyên tử cacbon

+ Nguyên tử lưu huỳnh

+ Nguyên tử nhôm

Gợi ý:

MMg = 2 MC = 4/3 MS = 27/24 MAl

Bài tập 2: Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Xác định nguyên tử khối của X và gọi tên X.

Gợi ý:

MX = 2 MN ⇒ MX = 2 x 14 = 28

⇒ X là Si

Bài tập 3: Một đvC bằng bao nhiêu gam? Xác định khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm.

Gợi ý:

- 1 đvC = 1/12 x 1,9926 x 10-23 = 0,16605 x 10-23g

- 4,482.10-23 gam

Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:

- Yêu cầu HS về nhà học thuộc nguyên tử khối của 20 nguyên tố đầu trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và bảng 1-tr.42-sgk.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Đánh giá bài viết
2 1.923
Sắp xếp theo

Giáo án Hóa học lớp 8

Xem thêm