Giáo án Hóa học lớp 12 bài 34: Crom và hợp chất của crom

Giáo án môn Hóa học lớp 12

Giáo án Hóa học lớp 12 bài 34: Crom và hợp chất của crom được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Biết được:

  • Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng (riêng) của crom, số oxi hoá; tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit).
  • Tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính) ; tính chất của hợp chất crom (VI), K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá).

Kỹ năng:

  • Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất.
  • Viết các PTHH thể hiện tính chất của crom và hợp chất crom.
  • Tính thể tích hoặc nồng độ dung dịch K2Cr2O7 tham gia phản ứng.

Trọng tâm:

  • Đặc điểm cấu tạo nguyên tử crom và các phản ứng đặc trưng của crom.
  • tính chất hoá học cơ bản của các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3; K2CrO4, K2Cr2O7.

3. Tư tưởng: Biết quý trọng và bảo vêh Cr

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
  • Dụng cụ, hoá chất: Chén sứ, giá thí nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn.
  • Tinh thể K2Cr2O7, dung dịch CrCl3, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, tinh thể (NH4)2Cr2O7

2. Học sinh: Làm BTVN và đọc bài mới trước khi đến lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP

Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

Tiết 58.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

Điền CTHH của các chất vào những chổ trống và lập các PTHH sau:

a) Fe + H2SO4(đặc) → SO2­+ …

b) Fe + HNO3(đặc) → NO2­+ …

c) Fe + HNO3(loãng) → NO­+ …

d) FeS + HNO3→ NO­+ Fe2(SO4)3 + …

Giải

a) 2Fe + 6H2SO4(đặc) → Fe2(SO4)3+ 3SO2­ + 6H2O

b) Fe + 6HNO3→ Fe(NO3)3+ 3NO2­ + 3H2O

c) Fe + 4HNO3→ Fe(NO3)3+ NO­ + 2H2O

d)FeS + HNO3→ Fe2(SO4)3 + NO­ + Fe(NO3)3 + H2O

3. Bài mới:

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1

- GV: GV dùng bảng tuần hoàn và yêu cầu HS xác định vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn.

HS: viết cấu hình electron nguyên tử của Cr.

I – VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

- Ô 24, nhóm VIB, chu kì 4.

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1.

* Hoạt động 2

- GV: Hướng dẫn HS nghiên cưu TCVL của Cr, lưu ý độ cứng của Cr là 9 (Sau kim cương)

HS: nghiên cứu tính chất vật lí của Cr trong SGK theo sự hướng dẫn của GV.

II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn (d = 7,2g/cm3), t0nc = 18900C.

- Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.

* Hoạt động 3

- GV: giới thiệu về tính khử của kim loại Cr so với Fe và các mức oxi hoá hay gặp của crom.

HS: Ghi TT

III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

- Là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

- Trong các hợp chất crom có số oxi hoá từ +1 → +6 (hay gặp +2, +3 và +6).

- GV: Yêu cầu HS thảo luận và lên bảng trình bày từng nội dung

HS: viết PTHH của các phản ứng giữa kim loại Cr với các phi kim O2, Cl2, S

1. Tác dụng với phi kim

giáo án môn hóa học 12

- GV: Vì sao Cr lại bền vững với nước và không khí?

HS: Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ

2. Tác dụng với nước

Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ ð mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng Cr để chế tạo thép không gỉ.

- GV: Cr pư với axit giống Fe

HS: viết PTHH của các phản ứng giữa kim loại Cr với các axit HCl và H2SO4 loãng.

3. Tác dụng với axit

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2­

Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2­

% Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội.

4. Củng cố bài giảng:

Câu 1. Viết PTHH của các phản ứng trong quá trình chuyển hoá sau:

Câu 2. Khi đun nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48g O2 và 1 mol Cr2O3. Hãy viết phương trình phản ứng và xem natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?

5. Bài tập về nhà: Bài 1,2,3,4 - SGK/155

Đánh giá bài viết
1 963
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 12

    Xem thêm