Giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức

Giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối cả năm 2023 - 2024

Giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức được VnDoc sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Khoa học lớp 4 Sách mới này nhé.

Trọn bộ Giáo án 35 tuần môn Khoa học 4 Kết nối tri thức cả năm học 2023 - 2024 được VnDoc.com đăng tải được biên soạn bám sát chương trình học môn Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức với 31 bài học xuyên suốt năm học giúp quý thầy cô chuẩn bị giáo án, bài giảng điện tử lên lớp hiệu quả.

Giáo án Khoa học 4 sách Kết nối tri thức Bài 1

Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).

- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.

* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm 1,2,3,4, phiếu học tập

- HS: sgk, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Mở đầu:

- GV hỏi:

+ Nước có màu gì? (màu trắng, màu trong, màu vàng,…)

+ Nước có mùi gì, vị gì? (không mùi, mùi thơm của nước cam, vị ngọt, không vị…)

+ Nước có hình dạng gì? (hình cái cốc, hình cái bát, hình cái chai,…)

- HS suy ngẫm trả lời.

- HS suy ngẫm.

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

HĐ 1: Tính chất của nước:

*Thí nghiệm 1:

- GV gọi 3 HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: rót nước vào cốc, bát, chai.

- HS tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS quan sát, ngửi, nếm, cho biết màu sắc, mùi, vị và hình dạng của nước.

- HS quan sát, trả lời.

- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

*Thí nghiệm 2:

- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ từ từ nước lên mặt tấm gỗ đặt nằm nghiêng trên khay.

- HS tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hướng chảy của nước trên mặt tấm gỗ; Khi xuống tới khay nước tiếp tục chảy như thế nào?

- HS quan sát, trả lời.

- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

*Thí nghiệm 3:

- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra.

- HS tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?

- HS quan sát, trả lời.

- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

*Thí nghiệm 3:

- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra.

- HS tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?

- HS quan sát, trả lời.

- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

*Thí nghiệm 4:

- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: cho 1 thìa đường, cát, muối ăn lần lượt vào các cốc rồi khuấy đều.

- HS tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hòa tan chất nào và không hòa tan chất nào?

- HS quan sát, trả lời.

- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước hòa tan đường, muối ăn, không hòa tan cát.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- GV tổng kết các tính chất của nước.

- Yêu cầu HS lấy ví dụng chứng tỏ nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.

- HS nêu.

- HS trả lời

- GV khen ngợi, tuyên dương HS.

HĐ 2: Vận dụng tính chất của nước:

- Gọi 1-2 HS nhắc lại các tính chất của nước.

- 1-2 HS trả lời

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp quan sát hình 5, cho biết con người đã vận dụng tính chất của nước vào những hoạt động nào.

- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu học tập.

Tính chất của nước

Hình ảnh vận dụng tính chất của nước

Nước thấm qua một số vật

5a, 5d

Nước chảy từ cao xuống thấp

5b, 5e

Nước hòa tan một số chất

5c, 5d

Nước chảy lan ra khắp mọi phía

5e

- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.

- Gọi HS lấy thêm ví dụ trong thực tế. (dùng nước cọ sân, túi pha trà, áo mưa,...)

- HS nêu

- HS nêu

3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Nước có những tính chất gì? Lấy ví dụ.

- HS nêu.

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập hình 6, hình 7

- HS: sgk, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Mở đầu:

- GV hỏi:

+ Nước có những tính chất gì?

+ Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính chất của nước.

- HS trả lời

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

HĐ3: Vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 6 cho biết vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật.

- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.

Hình

Vai trò

Hình 6a

Cung cấp nước uống cho con người

Hình 6b

Cung cấp nước uống cho động vật

Hình 6c

Là môi trường sống của động vật, thực vật

- GV gọi HS chia sẻ, nhắc lại vai trò của nước.

- HS nêu

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 7 cho biết nước sử dụng vào những hoạt động nào và ý nghĩa của những hoạt động đó.

- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.

Hình

Nước được dùng để

7a

Tắm gội cho cơ thể sạch sẽ

7b

Nấu chín thức ăn để phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người

7c

Trồng lúa để cung cấp lương thực cho con người, phục vụ chăn nuôi

7d

Sản xuất điện phục vụ cho việc thắp sáng

- GV gọi HS trình bày

- HS nêu

- Con người, động vật và thực vật sẽ như thế nào nếu như thiếu nước hoặc không có nước? (con người, động vật sẽ bị khát nước, cây trồng sẽ khô héo, khó phát triển)

- HS trả lời

- Hãy kể các hoạt động khác trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt cần đến nước ở gia đình và địa phương em. (nước uống, rửa rau, giặt quần áo, tưới tiêu,…)

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS trả lời

3. Thực hành, luyện tập

- Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 thể hiện: tính chất của nước, vai trò của nước.

- HS hoạt động

- GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính chất của nước.

- HS nêu.

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Ngoài Giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức, các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ bài soạn sách Kết nối như sau:

Đánh giá bài viết
28 37.465
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Khoa học 4

    Xem thêm