Giáo án Lịch sử 12 Bài 23

Giáo án Bài 23 Lịch sử 12

VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975) được trình bày khoa học, chi tiết sẽ giúp các em học sinh hiểu được nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, quá trình giải phóng miền Nam,...Mời thầy cô và các bạn tham khảo.

Bài 23
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI MIỀN BẮC
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:

  • Có những hiểu biết về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau Hiệp định Pari năm 1973 nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; về ý nghĩa lịch sự và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

  • Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc,tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

3. Kỹ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giávề âm mưu, thủ đoạn của địch sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam; điều kiện và thời cơ sau khi Mĩ rút hết quân về nước; chủ trương, kế hoạch đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  • Tinh thần chiến đấu, ý chí thống nhất Tổ quốc; ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.

  • Ảnh, lược đồ trong SGK.
  • Tài liệu tham khảo trong SGV.
  • Tham khảo thêm Đại cương Lịch sử Viết Nam, Tập III.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.

Câu hỏi:

  • So sánh âm mưu và thủ đoạn giữa chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh?
  • Hoàn cảnh, nội dung của Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?

2. Bài mới: Đặt câu hỏi: Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, cách mạng từng miền Bắc – Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?

3. Tiến trình tổ chức dạy - học.

Các hoạt động của thầy và tròKiến thức cơ bản cần nắm

Hoạt động: Cả lớp và cá nhân.

Ở mục này yêu cầu theo dõi SGK, GV khái quát một số ý chính sau:

+ Âm mưu của Mỹ – Nguỵ:

  • Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
  • Tiến hành chiến dịch "Tràn ngập lãnh thổ", mở nhiều cuộc hành quân nhằm bình định và lấn chiếm vùng giải phóng.

+ Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam:
- Tháng 7/1973 BCH TW Đảng họp hội nghị lần thứ 21: Tiếp tục cách mạng DTDCND bằng bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công trên cả 3 mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao.
+ Kết quả:

  • Từ 12/2/1974 – 6/1/1975 thắng lợi trong chiến dịch đường 14 giải phóng Phước Long.
  • Dấu hiệu sự suy yếu của quân đội Sài Gòn.

I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam (Không dạy).

II. Miền Nam đấu tranh chống địch "Bình Định - Lấn Chiếm" tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.

  • 7/1973, BCH TW Đảng họp hội nghị lần thứ 21: Tiếp tục cách mạng DTDCND bằng bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công trên cả 3 mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao.
  • Cuối 1974 đầu 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội ở Phước Long (6-1-1975).
  • Chiến thắng Phước Long thấy rõ sự lớn mạnh của ta và khả năng thắng lớn của ta, sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế.

Đánh giá bài viết
1 4.528
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 12

    Xem thêm