Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo CV 5512 (Tiết 1)

Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) (Tiết 1) giúp cho quý thầy cô có thêm ý tưởng khi thiết kế bài soạn cho mình. Ngoài ra, đây còn là tài liệu học tập hay dành cho các em học sinh. Các em dễ dàng nắm bắt được các kiến thức về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hóa dần dần phát triển trong cả nước.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên sơ đồ: từ lập căn cứ lực lượng xây dựng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa cho đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở vùng giải phóng và Tân Bình Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước.

- Nhớ tên một số nhân vật và địa danh. Lịch sử cùng với những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa

- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

3. Thái độ.

- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, sơ đồ, tranh ảnh Nguyễn Trãi, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)…

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nào.

- Dự kiến sản phẩm: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ, trước hết là ở vùng núi miền Tây Thanh Hóa. Vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng nổ và diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: I. LÊ LỢI DỰNG CỜ KHỞI NGHĨA

- Mục tiêu: Biết được lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

? Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào và vào thời gian nào?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?

- Ông là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn ông sinh năm 1385. Là con của địa chủ bình dân, ông là người yêu nước, cương trực, khẳng khái trước cảnh nước mất nhà tan ông đã nuôi ý chí giết giặc cứu nước.

? Em hiểu gì về câu nói của Lê Lợi (đoạn in nghiêng trang 85)

- Thể hiện ý chí của người dân Đại Việt

? Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ?

- Lam Sơn

? Em hãy cho biết một vài nét về căn cứ địa Lam Sơn?

- Là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi

- Đó là vùng đồi núi thấp xen kẽ rừng thưa và thung lũng nằm ở tả ngạn sông Chu nơi có dân tộc Mường- Thái sinh sống, có địa thế hiểm trở.

Khi nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng và về hội tụ ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi.

? Em biết gì về Nguyễn Trãi?

- Là người học rộng trí cao, có lòng yêu nước thương dân, hết mực (mở rộng về Nguyễn Trãi trang 147 sách thiết kế)

(Đọc phần in nghiêng đầu năm 1416….trang 85)

Bài văn thề của Lê Lợi …..

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.

- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.

- Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn- Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương.

Giáo án Lịch sử 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hóa dần dần phát triển trong cả nước.
  • Nét chính về Lê Lợi, Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

2. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi…

3. Kỹ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét ở miền Tây - Thanh Hóa

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

  • Giáo án, máy chiếu, clip về Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

2. Học sinh:

  • Sách giáo khoa, vở bài soạn, vở bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: (1/)

7A1………………………………………………; 7A2………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (2/) Giới thiệu chương trình học kì II

3. Giới thiệu bài mới: (1/)

Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Qúy Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ, trước hết là ở vùng rừng núi miền tây Thanh Hóa.

4. Bài mới: (35/)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. (17/)

HS: đọc mục 1 Sgk trang 84 - 85

? Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?

GV: chiếu hình ảnh và clip về nhân vật Lê Lợi

? Căn cứ Lam Sơn có đặc điểm gì?

HS: Có tên nôm là Làng Cham, thuộc huyện Lương Giang, Thanh Hóa, tiếp giáp với rừng núi ở thượng du sông Chu, sông Mã…

? Thái độ của mọi người khi nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa như thế nào?

HS: đọc phần chữ in nghiêng tiếp theo.

? Nguyễn Trãi là người như thế nào?

HS: yêu nước, thương dân hết mực, có tài ….

GV giảng: “Bình Ngô sách” đánh vào lòng người, dựa vào dân, phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết của toàn dân.

HS: đọc lời thề “Tôi là phụ đạo…. Kính xin có lời thề”

Hoạt động 2: Tìm hiểu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. (18/)

GV: dùng lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để mô tả, tường thuật.

? Trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa, tình hình của nghĩa quân như thế nào?

? Em hãy nêu những khó khăn của nghĩa quân trong giai đoạn này?

+ Lần 1: Năm 1418, rút lên núi Chí Linh, thiếu lương thực, thực phẩm.

+ Lần 2: Tháng 5 – 1419, quân Minh bao vây bốn mặt, lùng bắt Lê Lợi, Lê Lai phải cải trang…

HS: đọc phần chữ in nghiêng, để hiểu rõ hơn về Lê lai.

+ Lần 3: Năm 1421

? Trước những khó khăn dồn dập như vậy, Lê Lợi đã làm gì?

Học sinh thảo luận nhóm 3 phút: Vì sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?

+ Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng.

+ Khắc phục những khó khăn ….

? Vì sao quân Minh lại chấp nhận giảng hòa với ta?

GV: Đánh mãi không thắng, muốn dùng thời gian để mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi và bộ chỉ huy

1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Lê Lợi (1385 – 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở Lam Sơn. Căm giận bọn cướp nước, ông dốc hết tài sản, chiêu mộ nghĩa quân, chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa.

- Nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng trong đó có Nguyễn Trãi.

- Năm 1416, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai.

- Ngày 7/2/1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và xưng là Bình Định Vương

2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn

- Gặp rất nhiều khó khăn và thử thách:

+ Lực lượng còn non yếu.

+ Quân Minh liên tục tấn công, bao vây.

+ Phải ba lần rút lên núi Chí Linh.

+ Thiếu lương thực, thực phẩm.

=> Năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh.

- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công

→ cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

I. THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 – 1423)

5. Củng cố: (5/)

  • Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?
  • Em nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?

6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)

  • Học bài theo câu hỏi phần củng cố.
  • Soạn phần II dựa vào các câu hỏi mực xanh sách giáo khoa.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo CV 5512 (Tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
25 7.272
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm