Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn theo CV 5512

Giáo án điện tử môn Lịch sử lớp 7 bài “Phong trào Tây Sơn” mà hệ thống giáo án VnDoc.com giới thiệu dưới đây sẽ giúp học sinh nắm được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị của Đàng trong nửa sau thế kỉ XVII và vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ..... Thông qua giáo án điện tử soạn sẵn này, giáo viên sẽ giúp học sinh nắm được bài học nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mời quý thầy cô cùng tham khảo cho buổi lên lớp của mình được tốt nhất.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó dẫn đến phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.

2. Kỹ năng:  Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện.

3. Thái độ: Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.

4. Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề

+ Năng lực chuyên biệt: Thực hành bộ môn

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài.mới:

3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

Mục tiêu: GV cho HS xem hình ảnh về 3 anh em Tây Sơn

- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.

Phương thức:

GV cho học sinh quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh?

- Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

Dự kiến sản phẩm:

- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

Hình ảnh ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Nguyễn

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Tình hình đàng ngoài nhân dân bị bóc lột nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ? Vậy tình hình Đàng Trong như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể ở bài học hôm nay

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về xã hội Đàng Trong từ đó nhận thức được nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân

Nhiệm vụ: Đọc thông tin câu hỏi trong tài liệu HDH.

Cách thức tiến hành hoạt động:

(1)Giao nhiệm vụ:

Đọc thông tin phần 1 sgk xác định nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Tây Sơn

- Đọc phần 2 kết hợp với quan sát trên bản đồ em hãy:

? Xác định trên lược đồ nơi bùng nổ , địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây sơn trong những năm đầu khởi nghĩa

? Giải thích vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây sơn ngay từ đầu

? Nêu mục đích ban đầu của nghĩa quân Tây sơn

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao (hoạt động cá nhân)

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

GV có thể gọi HS trình bày

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa

(4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết:

Dự kiến sản phẩm

* Nguyên nhân:

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.

-Ở triều đình Trương Phúc Loan, nắm mọi quyền hành tự xưng là quốc phó khét tiếng tham nhũng

- Quan lại cường hào đua nhau ăn chơi xa xỉ đàn áp bóc lột nhân dân

* Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

* Căn cứ:

+ Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai)

+ Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định)

+ Lực lượng: dân nghèo, đồng bào dân tộc: Chămpa, Ba na, thợ thủ công, thương nhân…

Sở dĩ nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu bởi vì:

● Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

● Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

Mục đích là để lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong=>phục hồi đất nước hưng thịnh, phát triển, nhân dân không bị áp bức, bóc lột mà thay vào đó là cuộc sống tốt đẹp hơn

Hoạt động 3

* Mục tiêu: HS nắm được

Sự lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn? Tại sao Nguyễn Nhạc tạm hòa với quân Trịnh

* Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV nêu câu hỏi cho lớp thực hiện các yêu cầu sau:

- Sử dụng lược đồ H.57.

- Sau khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân đã làm gì?

- HS dựa vào lược đồ.

- Biết Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh có hành động gì?

- Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hoãn với quân Trịnh?

- Tây Sơn ở vào thế bất lợi phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

B3: HS: báo cáo, thảo luận

B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 4

* Mục tiêu: HS nắm được

- Nguyên nhân dẫn đến quân Xiêm xâm lược nước ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa

* Phương thức: Hoạt động cá nhân/ nhóm (23 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV nêu câu hỏi cho lớp thực hiện các yêu cầu sau:

- Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta? em có nhận xét gì về hành động của Nguyễn Ánh?

GV cho HS quan sát Lược đồ 57

- Thái độ của chúng như thế nào? (Kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người ..)

- Vì sao Nguyễn Huệ chọn đoạn sông này làm trận địa quyết chiến?

- HS dựa vào SGK trả lời.

GV cho HS lên chỉ diễn biến trên bản đồ

Kết quả?

- Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa gì?

Thảo luận nhóm

Nhóm 1, 2: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

Nhóm 3, 4: Là HS em phải làm gì để phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

-Tháng 9/1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.

-Năm 1774, mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân.

Nguyễn Nhạc phải tạm hòa với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.

- Năm 1777 Tây Sơn bắt và giết được Chúa Nguyễn, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.

4. Chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1785)

a. Nguyên nhân:

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến:

-Giữa năm 1784, 5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.

- 1/1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm Xoài Mút làm trận địa. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

c. Kết quả:

Quân Xiêm bị đánh tan.

d. Ý nghĩa:

- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học

Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.

-Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì?

- Cuộc K/N chàng Lía có ý nghĩa gì?

Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

Mục tiêu:

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Phương thức:

Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

- Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn đối với anh em Tây Sơn bằng những việc làm như thế nào?

GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về anh em nhà Tây Sơn

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới

Giáo án Lịch sử 7

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Qua bài học giúp học sinh nắm được:

  • Nét chính về tình hình xã hội ở đàng ngoài nửa sau thế kỉ XVIII.
  • Vì sao những cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ? Vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa?

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, vẽ bản đồ lịch sử.

3. Giáo dục tư tưởng:

  • Giáo dục lòng căm thù bọn phong kiến đã bóc lột tàn tệ người nông dân.

B. Chuẩn bị

  • Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
  • Giáo viên: Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn.

C. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (4p)

? Câu hỏi: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả gì?

*Đáp án:

- Nền kinh tế suy thoái về mọi mặt.

  • Nông nghiệp: Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra.
  • Công thương nghiệp thì đình đốn vì nhà nước đánh thuế rất nặng các sản phẩm hàng hóa.

- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ: Nông dân chết đói rất nhiều, nhiều người phải bỏ làng quê đi phiêu dạt khắp nơi.

==> Nhân dân mâu thuẫn với chính quyền phong kiến ==> đấu tranh.

? Bài tập: Điền tiếp thời gian diễn ra của các cuộc khởi nghĩa vào chỗ trống sao cho phù hợp: (4đ)

  • Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740).
  • Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739).
  • Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741).
  • Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hương (1737).

2. Giới thiệu:

GV: Tiết trước chúng ta đã thấy được sự mục nát của chính quyền nhà Trịnh ở Đàng ngoài, mà những cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII là hậu quả tất yếu. Cùng trong thời gian này, ở Đàng trong diễn ra tình trạng tương tự. Chính quyền nhà Nguyễn cũng mục nát không kém và hậu quả tất yếu của nó đã dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

3. Bài mới:

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 5.224
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm