Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước

Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 2

Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước là mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 5 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Học xong bài này, học sinh biết:

  • Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
  • Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Hình trong SGK phóng to.
  • Phiếu giao việc.
  • Học sinh tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.

- Học sinh nhận xét – giáo viên nhận xét khen ngợi.

- 3 học sinh lên bảng lần lượt trước các câu hỏi:

+ Nêu những băn khoăn , suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua.

+ Trước những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định nhân dân đã làm gi?

+ Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân Trương Định đã làm gì?

II. Bài mới:

1. Giới thiệu.

- Giáo viên giới thiệu bài: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, một số nhà nho yêu nước như: Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ ,… chủ trương canh tân đất nước để đủ sức tự lực, tự cường. Với mong muốn như vậy, Nguyễn Trường Tộ được gửi lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần mong muốn nhà vua vì sự phồn thịch của đất nước mà tién hành đổi mới. Nội dung bản điều trần như thế nào? Nhà vua và triều đình có thái độ ra sao với bản điều trần đó? Nhân dân ta nghĩ gì về chủ trương của Nguyễn Trường Tộ. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để chia séc thông tin tìm hiểu được về Nguyễn Trường Tộ theo hướng dẫn:

+ Từng bạn trong nhóm đưa ra các thông tin, bài báo, tranh ảnh về Nguyễn Trường Tộ mà mình sưu tầm được.

+ Cả nhóm chọn lọc thông tin, thư kí ghi vào phiếu theo trình tự như sau:

· Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.

· Quê quán của ông.

· Trong cuộc đời của mình, ông đã đi đâu và tìm hiểu những gì?

· Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà ra khỏi trình trạng lúc bấy giờ?

- Giáo viên cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả làm việc.

- Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh và ghi lại một số nét chính về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ.

- Giáo viên nêu vấn đề tiếp: vì sao lúc đó Nguyễn Trường Tộ lại nghĩ đến việc phải canh tân đất nước? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.

- Học sinh hoạt động theo nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Kết quả thảo luận:

+ Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871. Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo, ở làng Bùi Chu, huyênh Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé , ông đã nỏi tiếng là người thông minh, học giỏi được nhân dân trong vùng gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông được sang Pháp. Trong những năm ở Pháp ông đã chú ý quan sát, tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp. Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân thì đất nước ta mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được.

- Đại diện 1 nhóm dán phiếu lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất một số điều về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ như đã nêu trên.

3. Tình hình nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục hoạt động theo nhóm, cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi:

+ Theo em tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta? Điều đó cho thấy tình trạng nước ta lúc bấy giờ như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả trước lớp.

- Giáo viên hỏi cả lớp: Theo em, tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi lạc hậu?

- Học sinh học sinh trong nhóm cùng trao đổi, trả lời câu hỏi:

Học sinh có thể nêu:

+ Thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta vì:

· Triều đình Nhà Nguyễn nhượng bộ thực dân Pháp.

· Kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu.

· Đất nước không dủ sức tự lực, tự cường…

- Đại diện 1 nhóm học sinh phát biểu ý kiến, học sinh nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Học sinh trao đổi và nêu ý kiến: Nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.

- Giáo viên nêu kết luận: Vào cuối thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình Nhà Nguyễn nhượng bộ chúng, trong khi đó nước ta cũng rất nghèo nàn, lạc hậu, không đủ sức tự lực, tự cường. Yêu cầu tất yếu đối với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ là phải thực hiện canh tân đất nước. Hiểu được điều đó Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên vua Tự Đức và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước. Sau dây chúng ta cùng tìm hiểu về những đè nghị của ông

4. Những đề nghi canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm việc với SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?

+ Nhà vua và triều đình Nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc trước lớp: Giáo viên nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời.

- Giáo viên hỏi thêm: Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là những người như thế nào?

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy những ví dụ chứng minh sự lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn. (Nếu học sinh không kể được, giáo viên kể cho học sinh nghe).

- Học sinh đọc SGK và tìm câu trả lời các câu hỏi:

+ Nguyễn Trường Tộ đề nghị thực hiện các việc để canh tân đất nước:

· Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với các nước khác.

· Thuê chuyên gia nước ngoài giúp nước ta phát triển kinh tế.

· Xây dựng quân đội hùng mạnh.

· Mở các trường dạy sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng …

+ Triều đình Nhà Nguyễn không cần thực hiện các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Vua Tự Đức bảo thủ cho ràng những phương pháp cũ đã đủ để điều kiển quốc gia rồi.

- 2 học sinh lần lượt nêu ý kiến của mình trước lớp ,học sinh cả lớp cùng nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Một số học sinh nêu ý kiến trước lớp:

+ Họ là những người bảo thủ.

+ Họ là những người lạc hậu, không hiểu gì về thế giới bên ngoài quốc gia …

- Một số học sinh nêu ví dụ trước lớp

+ Vua quan Nhà Nguyễn không tin đèn treo ngược, không có dầu (Đèn điện) mà vẫn sáng.

+ Vua quan nhà Nguyễn cho rằng: chuyện xe 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ là chuyện bịa …

- Giáo viên nhận xét kết luận: Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi ở nước trên thế giới. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ không muốn có sự thay đổi. Vua Tự Đức cho rằng: không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, có phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi. Chính những điều đó đã góp phần làm nước ta thêm suy yếu, chịu sự đô hộ của thực dân Pháp.

- Giáo viên nêu câu hỏi ,yêu cầu học sinh trả lời:

+ Nhân dân ta đánh giá như thế nào về con người và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

+ Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được đời sau kính trọng? Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.

- Học sinh nối tiếp nhau nêu trước lớp:

+ Nhân dân ta tỏ lòng kính trọng ông, coi ông là người có hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước và mong muốn dân giàu nước mạnh.

+ Em rất kính trọng Nguyễn Trường Tộ, thông cảm cho hoàn cảnh của ông khi phải sống với thói bảo thủ của vua quan nhà Nguyễn. Họ đã chôn vùi các đề nghị canh tân đất nước của ông. Chính sự lạc hậu bảo tghur của họ làm nước ta đã nghèo lại thêm nghèo nàn, lạc hậu và rơi vào tay thực dân Pháp. Họ phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Giáo viên kết luận: Trước họa xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân… còn có người đề nghị canh tân đất nước như Nguyễn Trường Tộ.

III. Củng cố - dặn dò:

  • Tiếp sức (2 đội, mỗi đội 5 em) lên gắn thẻ từ ghi ý đúng vào mỗi ô trống
  • Về học bài.
  • Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm các tài liệu về Chiếu Cần Vương, nhân vật lịch sử Tôn Thất Thuyết và ông vú yêu nước Hàm Nghi
Đánh giá bài viết
14 3.855
Sắp xếp theo

Giáo án điện tử Lịch sử 5

Xem thêm