Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) theo CV 5512

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ So sánh, nhận xét, đánh giá những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

+ Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học về sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phiếu học tập...

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV trực quan sát lược đồ châu Âu trong những năm 1918-1939. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Quan sát lược đồ Châu âu hãy cho biết trong những năm 1918-1929 tình hình châu Âu như thế nào?

c) Sản phẩm:

+ Những năm 1918-1923 xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở tan rã của đế quốc Đức Áo Hung: Áo, Ba Lan, Nam Tư, Phần Lan. Kinh tế suy sụp do chiến tranh tàn phá. Chính trị lâm vào khủng hoảng do cao trào cách mạng 1918- 1923.

+ Những năm 1924-1929 chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền nền thống trị. Kinh tế phục hồi và phát triển.

d) Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và trước chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là châu Âu đã trải qua cao trào cách mạng (1918-1923) ở các nước tư bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Châu âu trong những năm 1918-1929

a) Mục đích: HS cần nắm được sự biến đổi của châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu có những biến đổi gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

? Trong những năm 1924-1929, tình hình các nước tư bản châu Âu có gì thay đổi?

? Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước đó?

(Sản xuất công nghiệp tăng nhanh)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929

1. Những nét chung

- Một số quốc gia mới đã ra đời.

- Hầu hết các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế.

- Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Âu trở lại ổn định.

2. Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập (đọc thêm)

Hoạt động 2: Châu âu trong những năm 1929-1939

a) Mục đích: HS cần nắm diễn biến, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Những nét chính và hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- Trình bày diễn biến

? Cuộc khủng hoảng này gây ra những hậu quả gì?

? Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, hệ thống tư bản thế giới giải quyết ra sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Giáo dục bảo vệ môi trường….

GV sơ kết bài: Tình hình châu Âu có nhiều biến đổi trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó

- Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ trong thế giới tư bản.

- Hậu quả:

+ Tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người đói khổ.

- Để thoát ra khỏi khủng hoảng:

+ Anh, Pháp… cải cách kinh tế, xã hội.

+ Đức, Ý, Nhật phát xít hoá chế độ thống trị và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Trắc nghiệm:

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân làm bùng nổ cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản?

  1. Sự cổ vũ của CM tháng Mười Nga.
  2. Sự bóc lột nặng nề của giới cầm quyền.
  3. Hậu quả của chiên tranh TG thứ nhất: Mâu thuẫn xã hội phát triển.
  4. Cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ rõ cho giai cấp công nhân con đường đấu tranh để tự giải phóng.

Câu 2: Giữa năm 1918, tình hình nước Đức như thế nào?

  1. Phản công về quân sự, kinh tế ổn định, chính trị khủng hoảng.
  2. Thất bại về quân sự, cầu hòa với Mĩ, công nhân có việc làm.
  3. Kinh tế khủng hoảng, chính trị ổn định, quân sự sa sút.
  4. Thất bại về quân sự, kinh tế khủng hoảng, công nhân bãi công.

Câu 3: Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới là:

  1. lạm phát, dân đói.
  2. năng suất tăng, sản xuất ồ ạt.
  3. sản xuất giảm, cung không đủ cầu.
  4. năng suất tăng, thị trường tiêu thụ giảm.

Câu 4: Mĩ, Anh, Pháp đã chọn biện pháp nào để vượt qua khủng hoảng?

  1. Đẩy nhanh tốc độ xâm chiếm thuộc địa để bán hàng dư thừa.
  2. Tích cực tăng năng suất để đủ hàng cung cấp cho thị trường.
  3. Đóng cửa các xí nghiệp, giảm thợ để giảm bớt áp lực thất nghiệp.
  4. Tiến hành cải cách kinh tế khôn ngoan, duy trì nền dân chủ tư sản.

Câu 5: Đâu không phải là cách để Đức, Ý thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới?

  1. Phát xít hóa chế độ thống trị.
  2. Đẩy nhanh tốc độ xâm chiếm thuộc địa.
  3. Phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
  4. Tiến hành cải cách bằng những biện pháp dân chủ tư sản.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức

  • Những nét khái quát về tình hình Châu Âu trong những năm 1918- 1939: hậu quả của chiến tranh TG thứ nhất, sự phát triển kinh tế, ổn định tạm thời và khủng hoảng.
  • Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 và tác động của nó đối với Châu Âu: nguyên nhân, diễn biến chính và hậu quả.

2. Về tư tưởng

Giúp học sinh thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa Phát Xít. Từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ Phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới

3. Về kĩ năng

  • Rèn luyện tư duy lôgic, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lý giải sự khác biệt trong hệ quả các sự kiện đó.
  • Sử dụng bản đồ biểu đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động đến lãnh thổ các Quốc gia rất nhiều

II. Chuẩn bị

  • Bản đồ Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)
  • Tranh ảnh minh hoạ đã có trong sách giáo khoa
  • Biểu đồ sản lượng thép của anh và Liên Xô
  • Học và xem SGK

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

? Hoàn cảnh ra đời - Nội dung - Tác dụng của chính sách kinh tế mới.

? Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH (1921- 1941 )

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS

Ni dung

* Hoạt động 1: Nhận biết được những nét chung về Châu Âu trong những năm 1918-1929.

? Hãy cho biết tình hình Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

? Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng đến tình hình Châu Âu như thế nào

GV: Dùng bản đồ chỉ cho học sinh thấy một số quốc gia mới thành lập.

Cho HS đọc phần chữ nhỏ để CM sự suy sụp về kinh tế

? Vì sao chính trị không ổn định

HS: Cao trào Cách mạng bùng nổ ở các nước Châu Âu

nền thống trị của giai cấp tư sản không ổn định

? Tình hình phát triển của các nước Châu Âu 1924- 1929 như thế nào?

GV: Cho học sinh quan sát bản thống kê

Sản lượng than và thép của Anh, Pháp, Đức những năm 1920- 1929

? Em có nhận xét gì về tình hình SX công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức

GDMT: Chiến tranh xảy ra bản đồ các nước TBCN sẽ bị thu hẹp môi trường các nước thắng trận hay thua bị ô nhiễm.

2. Cao trào Cách mạng 1918- 1923.Quốc tế cộng sản thành lập

(đọc thêm)

I. Châu Âu trong những năm (1918-1929)

1. Những nét chung

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình hình Châu Âu có nhiều biến đổi:

+ Một số quốc ra mới ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo-Hung và bại trận của Đức.

+ Hầu hết các nước Châu Âu, kể cả thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế (Pháp có tới 1.4 triệu người chết, Đức là 1.7 triệu người chết và mất hết thuộc địa…).

+ Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước Châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.

- 1924- 1929, các nước tư bản Châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển về kinh tế.

2. Cao trào Cách mạng 1918- 1923 .Quốc tế cộng sản thành lập

(đọc thêm)

4. Củng cố:

* Từ năm 1924-1929 tình hình nổi bật ở Châu Âu là:

  1. Tiếp tục lâm vào khủng hoảng chính trị
  2. Nền kinh tế hầu hết các nước Châu Âu chưa được phục hồi.
  3. Chính quyền tư sản đã được ổn định, củng cố được nền thống trị, nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.
  4. Nước Anh vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh.

* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào thời gian nào?

  1. 1929-1933
  2. 1923-1925
  3. 1929-1939
  4. 1952-1953

5. Dặn dò:

  • Về nhà học bài
  • Chuẩn bị bài 18 “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến thế giới (1918-1939)
  • Nêu tình hình kinh tế, chính trị của nước Mĩ.
  • Chính phủ Mĩ đã làm gì để khôi phục công cuộc khủng hoảng kinh tế.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
17 5.215
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 8

    Xem thêm