Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á năm 1918 - 1939 theo CV 5512 (tiết 1)

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á năm 1918 -1939 (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp theo CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Biết được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939, trình bày được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.

- Biết được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX, trình bày được phong trào độc lập dân tộc diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Phẩm chất: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1039)

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về một số nước châu Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á

c) Sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên

d) Tổ chức thực hiện:

Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất, thế giới có nhiều biến động: chủ nghĩa phát xít hình thành, kinh tế khủng hoảng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. -> phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ ở Châu Á, lan rộng toàn châu lục. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á và một số nét cụ thể ở Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á. Cách mạng TQ trong những năm 1919 - 1930

a) Mục đích: HS cần nắm được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d)Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

?Thắng lợi của c/m TM Nga và sự kết thúc của CTTG I đã có tác động ntn đối với p/t GPDT ở Châu Á?

? Hãy trình bày diễn biến của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

GDBVMT: Nhân dân các nước Châu Á còn bị áp bức bóc lột nặng nề và sự bóc lột của bọn tư bản đế quốc và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Vì vậy nhân dân ngày càng đói khổ họ đã vùng dậy đấu tranh ở khắp các nước nổi bật là TQ, Ấn Độ, VN, In đô nê xia…

? C/m ở TQ có gì mới?

? C/m ở Mông Cổ có gì mới? P/t c/m ở ĐNA phát triển ra sao? P/t c/m ở Ấn Độ có gì mới? P/t c/m ở Thổ Nhĩ Kì ra sao? P/t c/m ở VN phát triển ntn

? Nét mới của p/t ĐLDT ở Châu Á sau CTTG I là gì?

G/c công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành ĐLDT đóng vai trò lãnh đạo c/m Các ĐCS ra đời ở 1 số nước Châu Á…

Nhấn mạnh:Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân

Cho HS quan sát hình 72 và tìm hiểu một số nét chính về M. Gan-đi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chốt ý, lưu ý Đảng cộng sản Việt Nam thành lập 03/02/1930, ghi bảng:

I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á. Cách mạng TQ trong những năm 1919 - 1930:

1. Những nét chung

- - Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bước sang thời kỳ phát triển mới.

- Phong trào diễn ra mạnh, lan rộng ở nhiều khu vực, tiêu biểu phong trào ở:

+ Trung Quốc: 1919, phong trào Ngũ tứ.

+ Mông Cổ: cách mạng thành công thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

+ Ấn Độ: phong trào đấu tranh của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M.Ganđi đứng đầu.

+ Thổ Nhĩ Kỳ: chiến tranh giải phóng giành thắng lợi, thành lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

* Kết quả

- GCCN tích cực tham gia đấu tranh CM.

- ĐCS thành lập: TQ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, lãnh đạo PTCM.

Hoạt động 2: Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

a) Mục đích: HS cần nắm được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918-1939?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

GV: Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-5- 1919)

GV: Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới ở Trung Quốc.

? Giải thích vì sao gọi là “P/t Ngũ Tứ”

Phong trào Ngũ Tứ (hay còn gọi là Ngũ Tứ vận động), là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ.

? Trong những năm 1926-1939, cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào?

?Hãy kể tên các khẩu hiệu đấu tranh của “P/t Ngũ Tứ” và nhận xét tính chất của p/t?

-HS: Vừa chống ĐQ vừa chống p/k Tiến bộ hơn c/m Tân Hợi ĐCS TQ ra đời

? Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của p/t NT có gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong c/m Tân Hợi?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

a. Từ 1919-1925

* Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919): cuộc biểu tình của 3000 HS ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé của đế quốc, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân, công nhân tham gia.

- Kết quả: mở đầu cao trào chống đế quốc – PK.

+ Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.

- 1/7/1921, ĐCS Trung quốc thành lập

b. Từ 1926-1937

- Tình hình chính trị Trung Quốc có nhiều biến động.

- 1926-1927: cuộc chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước.

- 1927 – 1937, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) và Đảng Cộng Sản TQ.

- 7/1937, Nhật phát động cuộc tấn công xâm lược TQ.

- Đảng cộng sản TQ và Quốc dân đảng đã đình chiến, cùng hợp tác chống Nhật.

- Cách mạng TQ chuyển sang thời kỳ mới: Quốc – Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  • Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất
  • Phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939

2. Tư tưởng:

  • Nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống CNTD, CNĐQ của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập dân tộc
  • Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước ở khu vực ĐNÁ

3. Kĩ năng:

  • Kĩ năng sử dụng bản đồ để hiểu lịch sử
  • Biết cách khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để nhận biết được bản chất của các sự kiện lịch sử

II. CHUẨN BỊ

  • GV: SGK, Bản đồ châu Á
  • HS: SGK, VBT, Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

?Trình bày tình hình kinh tế, xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất?

? Trình bày quá trình PX hoá ở Nhật Bản? Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản lại tiến hành chính sách xâm lược bành trướng ra bên ngoài?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung

Hs đọc SGK mục 1 trang 99-100

GV nhắc lại ý nghĩa của cách mạng tháng 10 Nga

Hs lắng nghe, liên hệ kiến thức bài mới

? Nguyên nhân ptđt ở châu Á?

Hs trả lời, ghi bài

? Các phong trào tiêu biểu?

Hs nghiên cứu sgk phát biểu

? Nhận xét về phong trào độc lập dân tộc trong thời kỳ này ở châu Á?

Hs nhận xét, đánh giá
GV treo bản đồ châu Á và yêu cầu HS lên chỉ ra những nước và khu vực diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập

? Kết quả? hs trình bày

? những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh TG1?

Hs thảo luận theo bàn, phát biểu và nhận xét

GCCN đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc: và ở một số nước, họ đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng

GV liên hệ với việc ra đời của ĐCS ở Việt Nam

Hs lắng nghe

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

Cả lớp chia làm 03 nhóm. Nghiên cứu SGK, thảo luận và làm rõ các vấn đề sau:
Nhóm 1: Phong trào Ngũ Tứ:
+ Nguyên nhân bùng nổ phong trào?

+ Phạm vi phát triển của phong trào?

+ Khẩu hiệu đấu tranh của PT Ngũ Tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong CM Tân Hợi?

+ Kết quả: GV mở rộng về vấn đề thành lập ĐCS ở TQ?


Nhóm 2: Phong trào 1926- 1937

+ Cuộc chiến tranh Bắc phạt?

+ Cuộc nội chiến chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch?

Nhóm 3: Phong trào Quốc- Cộng hợp tác chống Nhật

+ Quy mô các phong trào?
+ Tính chất cách mạng?

+Kết quả?

GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét và giáo viên tổng kết chốt vấn đề

1. Những nét chung

a. Nguyên nhân:

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga

- Sự mất ổn định của các nước TBCN sau chiến tranh

b. Các phong trào tiêu biểu

- SGK/ 99

c. Kết quả

- Đảng cộng sản ra đời ở các nước và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

- Phong trào Ngũ Tứ:

+ Nguyên nhân: Chống lại âm mưu xâu xé TQ của các nước ĐQ

+ Phạm vi: phát triển trong cả nước
+ Tính chất: Chống ĐQ, chống PK

+ Kết quả: ĐCS Trung Quốc ra đời (7/1921)

- Phong trào (1926-1937):

+ Cuộc đấu tranh chống bọn quân phiệt, tay sai của ĐQ (1926-1927)

+ Cuộc nội chiến chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch (1927-1937)

- Phong trào Quốc -Cộng hợp tác chống Nhật

* Quy mô:

- Thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia

* Tính chất:

- Chống đế quốc và chống phong kiến

* Kết quả: GCCN trưởng thành và giữ vai trò lãnh đạo phong trào

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á năm 1918 - 1939 theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
5 4.612
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 8

    Xem thêm