Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX theo CV 5512 (tiết 2)

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

+ Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau hiệp ước 1884: phái chủ chiến, phái chủ hòa. Hiểu nguyên nhân của cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885, diễn biến cơ bản và sự mở đầu, quy mô tính chất phong trào Cần Vương.

+ Rèn kĩ năng phân tích, mô tả những nét chính các cuộc khởi nghĩa.

+ Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

* Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập

* Giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, Tài liệu tham khảo, tranh ảnh chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

- Lược đồ: kinh thành Huế năm 1885

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: không

2. Bài mới

HĐ CỦA GV - HS

NỘI DUNG

Hs đọc thông tin

Cho hs tìm hiểu qua về lãnh đạo, thành phần tham gia, căn cứ, hoạt động và kết quả của hai cuộc khởi nghĩa.

- GV dựa vào lược đồ giới thiệu địa bàn của cuộc khởi nghĩa.

? Lãnh đạo khởi nghĩa?

- GV dùng H94 mô tả về PĐP.

- Giới thiệu Cao Thắng (Sách GV 187).

- GV trình bày diễn biến trên lược đồ.

+? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa HK là tiêu biểu nhất trong PT CV

Sau khởi nghĩa Hương Khê phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới.

II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

1. Hướng dẫn học sinh đọc thêm về 2 cuộc khởi nghĩa Ba Đình và khởi nghĩa Bãi Sậy.

2. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895).

- Địa bàn: thuộc các huyện Hương Khê và Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lam rộng ra nhiều tỉnh khác

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

*. Diễn biến

- Từ năm 1885 đến năm 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

- Từ năm 1889 đến năm 1895 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã.

+ Giống:

- Đều do các văn thân sĩ phu lãnh đạo.

- Mục đích: Giúp vua.

- Tinh thần chiến đấu dũng cảm.

- Đều thất bại.

+ Khác

- Cuộc khởi nghĩa được xây dựng tổ chức hết sức chặt chẽ và quy củ.

- Thời gian tồn tại lâu dài, địa

bàn hoạt động rộng lớn và là cuộc khởi nghĩa gây cho TD Pháp nhiều thiệt hại nhất.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: khởi nghĩa Hương Khê (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa).

2. Tư tưởng

Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước- Lòng tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc

3. Kĩ năng

  • Sử dụng các kĩ năng tổng hợp: Phân tích, mô tả những nét chính cuộc khởi nghĩa.
  • Sử dụng bản đồ, tranh ảnh liên hệ thực tế.

II. Chuẩn bị

  • Lược đồ cuộc phản công.
  • Chân dung Vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
  • Bản đồ chung về phong trào Cần Vương.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kim tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.

Câu 1: Nêu diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế? Vì sao Pháp lại chiếm được kinh thành Huế? (4đ)

Câu 2: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào. (6đ)

* ĐÁP ÁN

Câu 1: * Diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế: (2đ)

Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ.

* Pháp chiếm được kinh thành Huế là vì: (2đ)

Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công chiếm kinh thành Huế.

Câu 2: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng. (6đ)

  • Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi ra Tân Sở, ông nhân danh nhà vua hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
  • Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.

* Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn

  • Giai đoạn 1(1885-1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
  • Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

3. Bài mi:

Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau vụ biến kinh Thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây ông nhân danh vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu yêu nước đứng lên giúp Vua. Phong trào phát triển sôi nổi ở khắp Bắc và Trung Kì. Tháng 1-1888 Vua Hàm Nghi bị bắt kết thúc giai đoạn 1 của phong trào Cần vương. Từ đó trở đi phong trào phát triển mạnh, quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu là: khởi nghĩa Hương Khê, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cuộc khởi nghĩa này trong phong trào Cần Vương.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Mục II.1 và II.2 không dạy

1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

(không học)

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

(không học)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hương Khê

GV: Dùng lược đồ căn cứ Hương Khê

GV: Cho HS thảo luận (3 phút)

? Điểm mạnh của căn cứ Hương Khê là gì.

HS: + Địa bàn rừng núi hiểm trở, rộng lớn có thể ra Bắc vào Nam, dễ dàng cho việc tiếp ứng…

+ Lực lượng của nghĩa quân đông gồm nhiều dân tộc.

+ Có chỉ huy giỏi, tài tình.

? Địa bàn hoạt động chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

HS quan sát chân dung Hình 94 SGK/129.

GV trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa theo lược đồ.

GV: Nêu tiểu sử về Phan Đình Phùng:

*Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa. Ông làm quan Ngự sử trong triều Đình. Tính cương trực. Năm 1885 ông hưởng ứng chiếu Cần vương và là thủ lĩnh có uy tín nhất của phong trào Cần Vương.

? Tiểu sử về Cao Thắng

HS: + Cao Thắng là dũng tướng trẻ, xuất thân từ nông dân, trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng..

+ Cách tổ chức các đơn vị chiến đấu.

GV: Giới thiệu về tranh ảnh các loại vũ khí của nghĩa quân.

? Trong thời gian 1889-1895 cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào.

? Để đối phó lại thực dân Pháp đã làm gì.

HS: + Pháp tập trung binh lực, xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc để bao vây cô lập nghĩa quân

+ Chúng mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Tươi (đại bản doanh) của nghĩa quân.

+ Lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, rồi tan rã.

*GDMT: Do địa thế của các vùng trong phong trào Cần Vương từ đó chúng ta hiểu rằng đó là những nơi dễ gây ra ô nhiễm môi trường vì đây là nơi chiến đấu: bom đạn…. Xây dựng ở các vùng rừng núi có địa thế hiểm trở, mở rộng địa bàn hoạt động thì cần chú ý đến môi trường xung quanh.

? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

HS:

+ Lãnh đạo là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ Tĩnh, thời gian 10 năm;

+ Quy mô rộng lớn

+ Tính chất ác liệt chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.

+ Lập nhiều chiến công

II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

(không học)

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

(không học)

3. Khi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)

- Địa bàn hoạt động: thuộc các huyện Hương Khê và Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh sau đó lan rộng ra các tỉnh khác. Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

- Từ năm 1885 đến năm 1889 nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

- Từ năm 1889- năm 1895 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.

- Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có qui mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.

- Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.

4. Củng cố:

? Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra từ năm:

  1. Từ 1885 đến 1895
  2. Từ 1885 đến 1896
  3. Từ 1886 đến 1896
  4. Từ 1886 đến 1897

?Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là:

  1. Nguyễn Thiện Thuật
  2. Tôn Thất Thuyết
  3. Phan Đình Phùng
  4. Cao Thắng.

5. Dặn dò:

  • Về nhà học bài
  • Chuẩn bị bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.
  • Chuẩn bị thống kê nội dung cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX theo CV 5512 (tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 6.524
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 8

    Xem thêm