Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 3: Qúa trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 3: Qúa trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 1: Liên Xô và các nước Đông ÂU từ năm 1945 đến giữa những năm 70 thế kỷ XX (tiết 2)

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa nhưng năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 4: Các nước Châu Á

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

  • Giúp học sinh nắm được các vấn đề chủ yếu của tình hình chung các nước Á, Phi, Mỹ La tinh: quá trình đấu tranh giành độc lập và sự hợp tác phát triển sau khi giành độc lập.
  • Những diễn biến chủ yếu những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các khu vực này.

2. Tư tưởng: Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khó của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh. Tăng cường tình đoàn kết quốc tế để chống kẻ thù chung nâng cao lòng tự hào dân tộc

3. Kỹ năng: Rèn phương pháp tư duy, khái quát tổng hợp, phân tích sự kiện, rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ.

II. Thiết bị, tài liệu

Bản đồ thế giới (Bản đồ Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh)

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào? kết quả?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài mới:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn...

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

*Hoạt động 1

GV: sử dụng bản đồ thế giới nêu các ý cơ bản.

GV: Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 từ 1939 – 1945 đã tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của CNĐQ mà khởi đầu là Đông Nam Á

? Phong trào đấu tranh dành độc lập của nhân dân Đông Nam Á diễn ra thế nào?

Ngay sau khi Nhật đầu hàng nhân dân ĐNA khởi nghĩa vũ trang.

+ In đô nê xi a ngày 17-8-1945 đại diện các đảng phái các đoàn thể yêu nước đã soạn thảo và kí vào bản tuyên ngôn độc lập sau đó đọc trước cuộc mít tinh của đồng bào quần chúng tại thủ đô Gia các ta, tuyên bố thành lập nước cộng hoà In đô nê xi a.

+Việt Nam ngày 2-9-1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập và công bố với thế giới nước Việt Nam chính thức ra đời.

+ Ngày 12-10-1945 nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền chính phủ Lào trịnh trọng tuyên bố trước thế giới nền độc lập của nước Lào.

*GV sử dụng bản đồ thế giới.

? Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước trên có ảnh hưởng gì đến các nước trong khu vực và các châu lục khác?

GV: Ấn Độ, Ai Cập, An-giê -ri, Cu Ba…

? Phong trào đấu tranh của Mĩ La Tinh có gì nổi bật?

- Dưới sự lãnh đạo của phi-đen Cát-xtơ-rô cách mạng Cu-Ba giành thắng lợi (1-1-1959) lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.

? Ở châu Phi phong trào đấu tranh diễn ra như thế nào.

+1960: 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi, và Trung Phi giành độc lập=> lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”

?Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi?

? Ý nghĩa của phong trào đấu tranh?

? Căn cứ vào bản đồ thế giới em hãy xác định vị trí các nước đã giành độc lập trong giai đoạn này ở Châu Á, Phi, Mỹ La – Tinh.

*Hoạt động 2

? Trong giai đoạn này, nổi bật lên là phong trào đấu tranh của những nước nào?

GV: sử dụng bản đồ thế giới chỉ rõ 3 nước trên

? Nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bic và Ghi - nê Bít -sao?

? Phong trào đấu tranh đó thu kết quả gì?

- Nhân dân Ănggôla, Chi Lê, Môdămbic đấu tranh lật đổ Bồ Đào Nha.

? Thắng lợi của 3 nước đó có ý nghĩa như thế nào?

- Sự tan rã thuộc địa của Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.

*Hoạt động 3

? Trong giai đoạn này CNTD chỉ còn tồn tại duới hình thức nào?

- Thời kỳ này CNTD chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng là chế độ phân biệt chủng tộc (A - Pác – Thai).

- GV: Giải thích khái niệm A - Pác – Thai.

+ Tiếng Anh: A - Pác – Thai có nghĩa là sự tách biệt dân tộc.

+ Là 1 chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng quốc dân, chính Đảng thiểu số da trắng cầm quyền ở Nam Phi thực hiện từ năm 1948, chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị – xã hội – kinh tế của người da đen ở đây và các dân tộc Châu Á đến định cư, đặc biệt là người Ấn Độ. Nhà cầm quyền Nam Phi tuyên bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của người dan đen và da màu, quyền bóc lột của nguời da trắng đối với người da đen đã được ghi vào Hiến pháp. Các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chế độ A - Pác – Thai, nhiều văn kiện của LHQ coi A - Pác – Thai là 1 tội ác chống nhân loại.

-GV: sử dụng bản đồ.

? Chế độ phân biệt Chủng tộc diễn ra ở đâu?

+Cộng hoà Nam Phi

+ Dim –ba - buê.

+ Na- mi –bi- a.

? Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt Chủng tộc diễn ra thế nào?

- GV: bổ sung

+ Tháng 11/1993 với sự nhất trí của 21 chính Đảng, bản dự thảo Hiến pháp Cộng hoà Nam phi được thông qua, chấm dứt 341 năm tồn tại của chế độ A - Pác – Thai.

+ Tháng 4/1994, Nen – Xơn – Ma - Đê - La trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở CH Nam phi.

? Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử quan trọng như thế nào.

- Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

? Sau khi hệ thống thuộc địa sụp đổ, nhiệm vụ của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ – La tinh là gì.

GV liên hệ đến những thành tựu kinh tế của Nam Phi – quốc gia được vinh dự đăng cai Wolrd cup 2010 và các quốc gia Châu Phi khác.

I. Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX.

- Ngay sau khi Nhật đầu hàng nhân dân ĐNA khởi nghĩa vũ trang và dành độc lập:

+ Inđônêxia (17/8/1945)

+ Việt Nam (2/9/1945)

+ Lào (12/10/1945).

- Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam Á, Bắc Phi

-1-1-1959 Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi

- Năm 1960 là “Năm châu Phi”, 17 nước châu Phi giành độc lập.

-> Giữa năm 60 hệ thống thuộc địa của CNĐQ thực dân cơ bản sụp đổ.

II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa năm 70.

- Đầu năm 1960, nhân dân 3 nước tiến hành đấu tranh vũ trang và giành độc lập:

+ Ghi nê - Bít – xao (9/1974).

+ Mô - Dăm – Bích (6/1975).

+ Ăng – Gô - La (11/1975).

-> Đây là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.

III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa năm 90.

- Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt Chủng tộc diễn ra và thắng lợi Chính quyền người da đen thành lập

+ Dim – ba – bu – ê (1980)

+ Na- mi – bi – a (1990).

+ Céng hoµ Nam Phi (1993).

=> Hiện nay các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh đang xây dựng và phát triển kinh tế.

4. Củng cố - Dặn dò:

* Bài tập 1: Hãy xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước dành được độc lập từ 1945 đến giữa năm 60?

* Bài tập 2: Theo em, ý nào trong các nhận xét dưới đây là đúng về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỷ XX:

a- Phong trào phát triển đồng đều ở cả 3 châu lục.

b- Phong trào khởi đầu ở Đông Nam Á rồi lan sang Nam Á, Bắc Phi và Mỹ La- tinh.

c- Phong trào đã làm lung lay hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

d- Phong trào đã làm tan rã từng mảng và đi tới sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Dặn dò:

  • Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk
  • Tìm hiểu thêm về các nước Nam Phi.
  • Chuẩn bị bài 4 trang 15 “Các nước Châu Á”: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh giành chính quyền của các nước Châu Á đặc biệt là Trung Quốc.
Đánh giá bài viết
1 4.160
Sắp xếp theo

Giáo án Lịch sử lớp 9

Xem thêm