Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 3 - Tuần 6

Giáo án lớp 3 - Tuần 6 là bộ giáo án điện tử đầy đủ các môn học: Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội, Đạo Đức,... được soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3, giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm hiệu quả hơn.

Giáo án điện tử lớp 3 Tuần 6 - Mẫu 1

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 11: BÀI TẬP LÀM VĂN (Tr.26)

I. Mục tiêu:

  • Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
  • Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi ” và lời người mẹ. Biết xắp xếp các tranh (Sách giáo khoa) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
  • Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Phương pháp:

  • Trải nghiệm
  • Đặt câu hỏi
  • Thảo luận cặp đôi-chia sẻ

IV. Các hoạt động dạy học:

ND - TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Ôn bài cũ

- GV gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung truyện Cuộc họp của chữ viết.

- GV nhận xét HS.

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài. 2P

- GV giới thiệu bài.

- GV viết tên bài và yêu cầu HS viết bài vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

2. Luyện đọc. 18P

- Đọc mẫu

-Đọc từng câu

- Đọc đoạn

- Đọc nhóm

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lượt

- Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

- YC hs nối tiếp câu lần 1

- GV ghi bảng: Liu-xi-a, Cô-li-a, làm văn, loay hoay, lia lịa

- YC hs nối tiếp câu lần 2

* Đọc đoạn và giải nghĩa từ:

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn

- GV cho luyện câu khó, giọng của nhân vật:

+Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? (giọng băn khoăn)

+Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? (giọng ngạc nhiên)

- Em hiểu ngắn ngủn là ntn?

* Đọc trong nhóm:

- Y/C HS đọc trong nhóm 4

- Gọi 2 – 3 nhóm thi đọc

- Y/c HS nhận xét bạn đọc

-HS làm theo sự hướng dẫn của GV

- HS tiếp nỗi mỗi HS một câu đến hết bài

-2 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh

- HS tiếp nối câu lần 2

- HS đọc nối tiếp đoạn (sau mỗi đoạn dừng)

- HS đọc câu theo hướng dẫn của GV ( Đọc cá nhân, ĐT)

...ngắn ngủn: Rất ngắn

- Đọc trong nhóm 4

- Hs đọc

3. Tìm hiểu bài. 10P

- GV gọi HS đọc bài

- Hãy tìm tên của người kể lại câu chuyện này

- Cô giáo giao cho lớp bài văn như thế nào ?

- Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài văn ?

- Thấy các bạn viết nhiều Cô - li – a đã làm cách gì để bài viết dài ra ?

- Học sinh đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4

- Vì sao mẹ bảo Cô-li- a giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?

- Vì sao sau đó Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ?

- Em học được những điều gì từ bạn Cô - li – a

- Bài học giúp ta hiểu điều gì?

- GV ghi bảng ý nghĩa

- HS đọc baì to rõ ràng

- Đó chính là Cô - li – a bạn kể về lời bài tập làm văn của mình

- Đề văn là : em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ

- Học sinh thảo luận theo cặp và trả lời.

Vì ở nhà mẹ thường làm đủ mọi việc cho --Cô - li – a, Đôi khi Cô - li – a chỉ làm một số việc

- Cô - li – a đã cố nhớ lại những việc mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết tất cả những việc làm mà mình chưa làm

...vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, và đây là lần đầu mẹ bảo bạn phải làm việc này

...vì bạn đã nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn

- Tình thương yêu đối với mẹ

- Nói lời biết giữ lấy lời

- Cố gắng làm bài kho gặp bài khó

.. Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều mình nói.

- HS nhắc lại

4. Luyện đọc lại. 15P

Kể chuyện: 20P

C. Củng cố dặn dò. 3P

- Học sinh đọc tốt luyện lại đoạn 3, 4

- Tổ chức 2 đến 3 nhóm đọc thi bài tiếp nối

- Tuyên dương nhóm đọc tốt

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện

- Sắp xếp lại thứ tự 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện

- Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện các em chọn kể một đoạn bằng lời của mình.

- Gọi 4 học sinh khả kể trước lớp

- Chia học sinh thành nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu mỗi học sinh chọn một đoạn chuyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe

- Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện

- Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.

- 4 học sinh tạo thành 1 nhóm

- 2 học sinh đọc trước lớp cả lớp theo dõi và đọc thầm

- Học sinh quan sát lần lượt 4, tranh đã sắp xếp đánh số

- 4 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét

- Lần lượt học sinh kể trong nhóm của mình

- 3 đến 4 học sinh thi kể một đoạn trong chuyện

- Hs lắng nghe

=================================

TOÁN

TIẾT 26: LUYỆN TẬP (Trang 26)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Giúp học sinh: Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

2. Kĩ năng: Thực hành tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 4.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

  • GV: Phiếu học tập.
  • HS: Sách giáo khoa, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

ND - TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. HĐ khởi động (5 phút):

- Trò chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đưa ra bài tập về tìm một phần trong các phần bằng nhau của một số và đáp án tương ứng.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu: Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

* Cách tiến hành: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

Bài 1:

- Giáo viên nhận xét, chốt bài.

*GVKL: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

Bài 2:

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ HS

- Giáo viên kết luận chung.

Bài 4:

*GVKL: Muốn tìm số ô vuông đã tô màu ta lấy tổng số ô vuông chia cho 5.

Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh làm bài cá nhân vào bảng con.

- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

của 12 cm là: 12: 2 = 6 cm

của 18 kg là: 18: 2 = 9 kg

của 10 l là: 10: 2 = 5 ( l )

của 24 m là: 24: 6 = 4 m

của 30 giờ là: 30: 6 = 5giờ

.....

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Vân tặng bạn số bông hoa là:

30: 6 = 5 (bông)

Đáp số: 5 bông hoa

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Đã tô màu số ô vuông của hình 2 và hình 4.

- Học sinh tự làm rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (4 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2

- Thử tìm hiểu xem 1/2, 1/3, 1/4, 1/5 hoặc 1/6 số trang trên quyển vở toán của em xem là bao nhiêu trang.

Giáo án điện tử lớp 3 Tuần 6 - Mẫu 2

Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019

Tập đọc – Kể chuyện:

BÀI TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu:

*Kiến thức: - Đọc đúng, rành mạch và hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho bằng được điều mình muốn nói.

- Đọc lưu loát, bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ.

*Kĩ năng: - Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.

- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ bằng lời của mình.

KNS: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. Ra quyết định. Đảm nhận trách nhiệm.

*Thái độ: - Giáo dục tính tự giác, thật thà, lời nói đi đôi với việc làm.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh, Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1/ Bài cũ: (5’) Đọc bài: Cuộc họp của chữ viết - Trả lời 2, 3 câu hỏi sau bài

- Nhận xét.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Luyện đọc: (17’)

- GV đọc toàn bài một lượt:

- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

Cho HS đọc: Liu-xi-a; Cô-li-a

* Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp từng câu (mỗi HS đọc 1 câu).

- HD đọc từ khó

* Luyện đọc đoạn

Kết hợp giảng nghĩa từ, luyện đọc câu khó

* Luyện đọc đoạn trong nhóm:

- Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm.

- Nhận xét

* Đọc toàn bài

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (12’)

- Yêu cầu HS đọc lại từng đoạn

- Lần lượt trả lời từng câu hỏi

- Nhân vật xưng tôi trong truyện này là ai?

- Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào?

- Vì sao Cô – li – a thấy khó viết bài tập làm văn?

- Thấy các bạn viết nhiều. Cô – li – a làm cách gì để viết bài dài ra.

- Vì sao khi mẹ bảo Cô – li – a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô – li – a lại ngạc nhiên?

- Vì sao sau đó Cô – li –a lại vui vẻ làm theo lời mẹ?

- Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?

+ Liên hệ: Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi như bạn nhỏ trong truyện không?

d. Luyện đọc lại: (7’)

-Chọn đọc mẫu đoạn 3, 4

(Theo dõi, nhận xét bình chọn, cá nhân đọc hay nhất.

B- KỂ CHUYỆN: (25’)

1/ Nêu nhiệm vụ: Trong phần KC các em sẽ sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. Sau đó kể lại 1 đoạn câu chuyện bằng lời của em.

2/ Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý:

a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.

- Đính 4 tranh theo thứ tự SGK.

b) Kể lại 1 đoạn câu chuyện theo lời của em.

-Tập kể từng cặp.

-Thi kể bất kì 1 đoạn câu chuyện.

(Nhận xét, tuyên dương.)

4/ Củng cố, dặn dò: (2’)

- Em có thích bạn nhỏ trong truyện này không? Vì sao?

-Liên hệ

- VN kể cho gia đình nghe, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét chung.

- 2 HS lên bảng đọc bài.

- Nghe.

- 2 HS đọc, lớp ĐĐT

- Đọc nối tiếp câu lần 1.

- Luyện đọc từ khó

- Đọc nối tiếp câu lần 2.

- Đọc từng đoạn

- Tìm hiểu từ chú giải

- Đọc nối tiếp đoạn (đọc 1 lượt)

- 4 HS một nhóm, đọc tiếp nối từng đoạn.

- 3 nhóm đọc

- 1 HS đọc cả bài.

- Đọc thầm đoạn 1, 2

- Nhân vật là Cô – la – a.

- Em đã làm gì giúp đỡ mẹ.

-Đọc đoạn 3.

- Trả lời

- Cô – li – a nhớ lại các việc thính thoảng mới làm.

-Đọc đoạn 4. Trả lời

- HS nêu

- Cô – li – a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo.

- Cô – li – a vui vẻ làm theo vì vui vẻ nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn.

-Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều HS đã tự nói tốt về mình phải cố làm cho bằng được.

- 2 HS thi đọc diễn cảm bài văn.

- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn.

- Nhận xét bạn đọc hay nhất.

- HS nghe

- Đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.

- Quan sát 4 tranh đánh số

HS nêu nhận xét; thứ tự tranh là 4-3-2-1.

- 1 HS lên bảng xếp lại.

- Đọc y/c KC và mẫu

- 1 HS kể mẫu 2 -3 câu.

- Từng cặp HS kể.

- 4 HS kể tiếp nối nhau 4 đoạn của câu chuyện.

- Nhận xét từng bạn, bình chọn người kể hay, hấp dẫn nhất.

- HS phát biểu tự do.

- Nghe.

Các bạn có thể tham khảo toàn bộ chuyên mục tuyển chọn các bài giảng điện tử lớp 3 hay nhất với các chủ đề tương ứng. Ngoài Giáo án lớp 3 - Tuần 6, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 3 hơn cùng với sự luyện tập thường xuyên môn Tiếng Việt 3, tiếng Anh lớp 3.

Đánh giá bài viết
2 3.536
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 3

    Xem thêm