Giáo án lớp 5 - Tuần 3

Giáo án lớp 5 - Tuần 3

Giáo án lớp 5 - Tuần 3 được soạn chi tiết, các nội dung của các bài học đầy đủ các môn lớp 5 và đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GD&ĐT. Mời quý thầy cô giáo tham khảo bài giáo án tuần 3 lớp 5 này nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trên lớp. Các thầy cô tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.

Giáo án lớp 5 tuần 3

Tiết 1: Tập đọc: LÒNG DÂN

I. Mục tiêu và nhiệm vụ:

1. Biết đọc đúng một văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật trong tình huống kịch.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

3. HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

II. Đồ dùng dạy - học

1. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

2. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy học:

Các bước

Hoạt động Cô

Hoạt động trò

KTBC

- HS đọc thuộc lòng bài thơ:Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi 2 – 3 trong SGK.

- 2 – 3 HS lên đọc và trả lời

1. Giới thiệu bài

- Nêu y/c bài học

- Lắng nghe

2.

Luyện đọc

- Cho 1 HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.

- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch. Chú ý:

+ Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật.

+ Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch. Cụ thể: Giọng cai lính, giọng dì năm và chú cán bộ, giọng An.

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.

- Cho 3, 4 tốp HS (mỗi tốp 3 em) tiếp nhau đọc từng đoạn của màn kịch.Chú ý đọc đúng các từ địa phương ( hổng, thấy, tui, lẹ, …). Có thể chia màn kịch thành các đoạn:

Đoạn 1: Từ chồng tui đến thằng này là con.

Đoạn 2: Tiếp đến rục rịch tao bắn.

Đoạn 3: Phần còn lại.

- Khi HS đọc. GV kết hợp sửa lỗi cho HS và kết hợp giúp HS tìm hiểu các từ được chú giải trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.

- Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp.

- Cho một, hai HS đọc lại đoạn kịch.

- Một em đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát tranh.

- HS đọc nối tiếp các đoạn của màn kịch.

- Từng cặp luyện đọc.

- HS đọc đoạn kịch.

3.

Tìm hiểu bài

- GV tổ chức cho HS đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung phần đầu của màn kịch theo 3 câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển luân phiên của 2- 3 HS.

- GV chốt lại ý đúng. Gợi ý câu trả lời:

Câu 1: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Câu 2: Dì năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

Câu 3: Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?

- 2, 3 HS điều khiên thảo luận. Tổ chức cho cả lớp đọc, phát biểu.

4.

Đọc diễn cảm

- GV hướng dẫn một tốp HS đọc diễn cảm theo cách phân vai.

- Tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.

- GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch

- HS khá, giỏi đọc theo 5 vai. HS thứ 6 làm người dẫn chuyện.

5.

Củng cố dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Khen những HS học tốt.

- Khuyến khích các nhóm về nhà phân vai tập dựng lại đoạn kịch trên; Đọc trước phần 2 của vở kịch lòng dân.

Giáo án lớp 5 tuần 3

Lịch sử - Bài 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ

I. MỤC TIÊU:

- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại tổ chức:

- Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái:chủ hòa và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)

- Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5- 7- 1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.

- Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng núi Quảng Trị.

- Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.

- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành, Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuậ (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).

- Nêu tên 1 số đường phố, trường học, liên đội TNTP, ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ hành chính VN

- Các hình minh hoạ trong SGK.

- Phiếu học tập của học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY, HỌC

Các bước

Hoạt động cô

Hoạt động trò

KTBC

3 HS lên bảng

- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: Câu 1, Câu 2

Giới thiệu bài

Nêu mục tiêu bài học

Học sinh nghe

Hoạt động 1

Người đại diện phía chủ chiến

- GV yêu cầu hs làm việc với sgk và trả lời các câu hỏi sau:

Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với TDP như thế nào?

Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc tr đình ký hiệp ước với TDP?

- GV nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời trước lớp.

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó nêu kết luận

- HS nghe GV nêu để xác định vấn đề, sau đó tự đọc SGK và tìm câu trả lời cho các câu hỏi

- HS trả lời

- Nhân dân ta không chịu khuất phục TDP

- HS trả lời, cả lớp theo dõi và bổ sung

Hoạt động 2

* GV nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?

- Câu 1/ 9SGK

- Gv tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV nhận xét

- HS chia thành các nhóm nhỏ. mỗi nhóm 4- 6 HS, cùng thảo luận và ghi các câu trả lời vào phiếu

- 3 nhóm HS đại diện báo cáo kết quả thảo luận

Hoạt động 3

Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương

- Gv yêu cầu HS trả lời

Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

- Việc làm đó có ý nghĩa ntn với phong trào chống Pháp của ndân ta?

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm mình sưu tầm, tìm hiểu được về ông vua yêu nước HàmNghi và về chiếu Cần vương.

- Gv gọi HS trình bày kết quả thảo luận

- Gv giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi

- Gv nêu câu hỏi:

+ Em hãy nêu tên các cuộc khời nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần vương

- Gv tóm tắt

- HS thảo luận nhóm

- HS làm việc trong nhóm

- 3 HS trình bày, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến

- Phạm Bành, Đinh CôngTráng (khởi nghĩa Ba Đình)

- Phan Đình Phùng (Hương Khê –Hà Tĩnh)

- Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy- Hưng Yên)

Củng cố dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học thuộcbài và chuẩn bị bài sau

Dặn dò bài sau: Bài 4

Tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.

Giáo án lớp 5 Tuần 3 soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 5 trên lớp.

Đánh giá bài viết
1 4.938
Sắp xếp theo

Giáo án điện tử lớp 5

Xem thêm