Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Nặn quả bóng

Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Nặn quả bóng

Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Nặn quả bóng với nội dung được biên soạn chi tiết, cách trình bày khoa học sẽ giúp các cô dễ dàng hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tìm tòi, thích khám phá của bản thân thông qua trò chơi nặn bóng, từ đó biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra.

Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Bé chơi với giấy

Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Bé chơi với ống chỉ

NẶN QUẢ BÓNG

LỚP: 19-24 THÁNG

I. Mục đích yêu cầu

  • Qua chơi với đất nặn dạy trẻ kỹ năng xoay tròn.
  • Trẻ biết nặn thành: nhiểu quả bóng.
  • Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra.

II. Chuẩn bị

  • Đất nặn (đủ số lượng trẻ).
  • Vật mẫu của cô.
  • Nhạc không lời.
  • Hộp quà, quả bóng nhựa.
  • Khăn ướt, bảng nặn.

III. Cách tiến hành

Hoạt động 1: BÉ CHƠI VỚI BÓNG

  • Cô cho trẻ chơi trò chơi: Tập tấm vông. Sau đó cô cho xuất hiện quả bóng. (một quả bóng nhựa)
  • Trò chuyện sơ nét qua về các cách chơi và hình dáng của quả bóng.
    • Quả bóng dùng để làm gì?
    • Tại sao quả bóng lăn được? Cô xuất hiện hộp quà, cho trẻ đoán vật bên trong của hộp quà.
  • Cô cho trẻ quan sát một quả bóng bằng đất nặn.
  • Cô gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng về cách làm được quả bóng này.

Hoạt động 2: XEM AI NẶN KHÉO

  • Cô làm mẫu cho trẻ xem, cô thực hiện từng bước. (vừa làm cô vừa giải thích cho trẻ nghe: Nhồi đất, ngắt đất, xoay tròn trên bảng con)
  • Cô tổ chức cho trẻ chơi trò “Ngón tay nhúch nhích”.
  • Sau đó cô cho trẻ về các nhóm nhỏ để nặn quả bóng của mỉnh.
  • Trong lúc trẻ thực hiện, cô quan sát và động viên, hướng dẫn thêm cho trẻ.

Hoạt động 3: QUẢ BÓNG CỦA BÉ

  • Cô cho trẻ trưng bày những quả bóng đã làm xong lên bàn và cùng nhau quan sát.
  • Cô khuyến khích trẻ nói lên quả bóng của mình.
  • Chơi trò chơi “Lăn bóng”.
Đánh giá bài viết
1 5.037
Sắp xếp theo

Lớp nhà trẻ

Xem thêm