Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4 cả năm

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4 cả năm bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Sau đây mời các thầy cô tham khảo và tải về chi tiết toàn bộ nội dung giáo án trong chương trình học 33 tuần.

Tuần 1

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ

(Thời lượng 2 tiết)

I. Mục tiêu

- Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc trong cuộc sống.

- Nhận ra và nêu đước các cặp màu bổ túc, các màu nóng, mà lạnh.

- Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên.

- Sách học mĩ thuật lớp 4.

- Tranh ảnh, đồ vật có màu sắc phù hợp với nội dung chủ đề

2. Học sinh.

- Sách học mĩ thuật 4.

- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì,….

III. Các hoạt động dạy học

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

- Khởi động: Cả lớp hát 1 bài

Tiết 1

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

1. Hướng dẫn tìm hiểu.

- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát H1.1 sách HMT (Tr 5) lớp 4 để cùng nhau thảo luận theo nhóm về màu sắc có trong thiên nhiên, trong các sản phẩm mĩ thuật do con người tạo ra với nội dung câu hỏi:

+ Màu sắc do đâu mà có?

+ Màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong tranh có điểm gì khác nhau?

+ Màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống?

- GV nhận xét, chốt ý

- Y/c HS đọc ghi nhớ tr 6

Cho HS quan sát H1. 2 kể tên những màu cơ bản

- Yêu cầu quan sát H1.3 sách HMT (Tr6) rồi trải nghiệm với màu sắc và ghi tên màu thứ 3 sau khi kết hợp 2 màu gốc với nhau.

- Màu gốc còn lại đặt cạnh màu vừa pha được ta tạo được cặp màu gì?

GV nhận xét, chốt ý:

- Từ 3 màu gốc ta pha ra được rất nhiều màu. Lấy 2 màu gốc pha trộn với nhau cùng 1 lượng màu nhất định ta sẽ được màu thứ 3, màu thứ ba đó đặt cạnh màu gốc còn lại ta tạo được cặp màu bổ túc – cặp màu tương phản.

- Yêu cầu HS quan sát H1.4 và 1.5 (tr6,7).

- Khi đặt màu vừa pha được cạnh màu gốc còn lại em thấy thế nào?

- Em có cảm giác thế nào khi thấy các cặp màu bổ tức đứng cạnh nhau?

- GV nhận xét, bổ sung

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk (Tr 7)

Yêu cầu HS quan sát H 1.6 với 2 bảng màu nóng và lạnh và thảo luận nhóm với câu hỏi:

+ Khi nhìn vào màu nóng, màu lạnh em thấy cảm giác thế nào?

+ Nêu cảm nhận khi thấy 2 màu nóng, 2 màu lạnh đứng cạnh nhau?

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk (tr 8)

Quan sát các bức tranh H 1.7 để thảo luận nhóm và cho biết:

+ Trong tranh có những màu nào?

+ Các cặp màu bổ túc có trong mỗi tranh là gì?

+ Em có nhận xét gì về 2 bức tranh đầu?

+ Bức tranh nào có nhiều màu nóng, màu lạnh?

+ Màu sắc trong mỗi bức tranh tạo cho em cảm giác gì?

- GV nhận xét chốt ý:

2. Hướng dẫn thực hiện.

- Yêu cầu quan sát H1.8 sách HMT (Tr 9) để cùng nhau nhận biết về cách vẽ màu.

- GV vẽ trên bảng bằng màu, giấy màu với các hình kỉ hà để các em quan sát.

- Vẽ thêm chi tiết sao cho có đậm có nhạt để tạo thành bức tranh sinh động.

Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng.

- HS thảo luận và trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung

- Lắng nghe

- HS đọc

- HS trả lời: vàng, đỏ, lam

- HS quan sát và trải nghiệm

- HS trả lời: cam xanh lá, tím

- HS lắng nghe

- HS quan sát trả lời

- HS lắng nghe

- Hs đọc

- HS quan sát trả lời

- HS đọc

- Học sinh quan sát, thảo luận và trình bày các nhóm khác bổ sung.

- Học sinh lắng nghe

- HS quan sát.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

Lắng nghe.

TUẦN 2

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ

(Thời lượng 2 tiết)

I. Mục tiêu

- Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc trong cuộc sống.

- Nhận ra và nêu đước các cặp màu bổ túc, các màu nóng, mà lạnh.

- Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên.

- Sách học mĩ thuật lớp 4.

- Tranh ảnh, đồ vật có màu sắc phù hợp với nội dung chủ đề

2. Học sinh.

- Sách học mĩ thuật 4.

- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì,….

III. Các hoạt động dạy học

- Kiểm tra đồ dùng học tâp.

- Khởi động: Cả lớp hát 1 bài

Tiết 2

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

3. Thực hành.

* Có thể cho HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát sách HMT H1.9 (Tr 9) để tham khảo và nên ý tưởng cho bài làm:

VD: Cá nhận hoặc cả nhóm chọn vẽ nét theo ngẫu hứng hay tranh tĩnh vật,…Chọn vẽ màu hay cắt dán giấy màu với các hình mảng màu sắc theo ý thích dự trên các màu đã học. Rồi đặt tên cho bức tranh.

4. Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.

- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.

+ Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ không? Em có cảm nhận gì về bài vẽ của mình?

+ Em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của mình?

+ Em thích bài vẽ nào của các bạn trong lớp (Nhóm) Em học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn?

+ Nêu ý kiến của em về sử dụng màu sắc trong cuộc sống hằng ngày? Như kết hợp quần áo, túi sách,…

GV chốt: Đánh giá giờ học

Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng.

* Vận dụng – sáng tạo:

Vận dụng các kiến thức về màu sắc để tạo thành bức tranh theo ý thích. Tham khảo H1.1

- Học sinh thực hiện cá nhân hoặc nhóm.

- Học sinh thực hiện bài làm phối hợp nhóm tạo thành bức tranh nhóm, theo tư vấn, gợi mở thêm của gv.

- HS thực hiện

- Các nhóm lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của Gv

- Lần lượt các thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của mình, nhóm theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn.

- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.

Lắng nghe.

Các bạn tham khảo và tải về giáo án chi tiết cho 33 tuần học.

Đánh giá bài viết
8 31.101
Sắp xếp theo

    Giáo án Mĩ Thuật Đan Mạch 4

    Xem thêm