Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 20

Giáo án môn Địa lý 6

Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 20: Khí áp và gió trên Trái đất bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • - HS nắm được: Khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp.
  • - Các đai khí áp trên Trái Đất.
  • - Gió và các hoàn lưu khí quyển Trái Đất.

2. Kĩ năng: HS phân tích các hình và tranh ảnh.

3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

II. Chuẩn bị:

  • GV: BĐ thế giới
  • HS: SGK

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức: (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ.(5 phút)

Cách đo to TB/ ngày? Cho ví dụ?

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

*Hoạt động 1: (20 phút). Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất

- Nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu? (60000km) độ cao 16km sát mặt đất không khí tập trung là 90%, không khí tạo thành sức ép lớn. không khí tuy nhẹ song bề dày khí quyển như vậy tạo ra 1 sức ép lớn đối với mặt đất gọi là khí áp

GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:

- Khí áp là gì? (1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.)

Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì? (Khí áp kế)

GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát H50 (SGK) cho biết:

- Có bao nhiêu đại áp phân bố trên bề mặt Trái Đất? (3 đai áp thấp là XĐ, ở vĩ độ 60 độ bắc, nam, 4 đai áp cao ở vĩ độ 30 độ bắc nam và 2 cực)

*Hoạt động 2 (15 phút). Gió và các hoàn lưu khí quyển

GV: Yêu cầu HS quan sát H51.1 (SGK) và kiến thức trong (SGK) cho biết:

- Nguyên nhân sinh ra gió? Gió là gì? (Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyên động của không khí sinh ra gió.).

QSH52 cho biết có mấy loại gió chính trên Trái Đất? - Các loại gió chính:

+ Gió Đông cực. Gió Tây ôn đới.Gió tín phong)

- Hoàn lưu khí quyển là gì?

Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển.

- Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển)

1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất

a) Khí áp:

- Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trong lượng. Vì khí quyển rất dày, nên trọng lượng của nó cũng tạo ra 1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.

- Khí áp kế.

b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.

- Có 7 đai áp.

3 đai áp thấp là XĐ, ở vĩ độ 60 độ bắc, nam, 4 đai áp cao ở vĩ độ 30 độ bắc nam và 2 cực

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển.

* Gió.

- Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyên động của không khí sinh ra gió.

- Các loại gió chính:

+ Gió Đông cực.

+ Gió Tây ôn đới

+ Gió tín phong

- Hoàn lưu khí quyển. Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển.

- Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển.

Đánh giá bài viết
1 136
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 6

Xem thêm