Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 6

Giáo án môn Địa lý 6

Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 6: Thực hành tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong HS cần nắm được địa bàn để tìm phương hướng của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

  • Biết đo khoảng cách thực tế và tính tỉ lệ khi đưa lên lược đồ.
  • Biết vẽ sơ đồ đơn giản của 1 lớp học hoặc 1 trường học.

2. Kỹ năng: Quan sát. Tính toán.Vẽ sơ đồ.

3.Thái độ: giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + thảo luận

C. CHUẨN BỊ:

  • GV: Địa bàn- Thước kẻ- Thước dây.
  • HS: Giấy bút- Thước kẻ- Compa.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: Kiểm tra 15’

H: Nêu các dạng kí hiệu trên bản đồ? Cho VD: (Có 3 dạng kí hiệu: - Ký hiệu hình học: - Ký hiệu chữ: - ký hiệu tượng hình như hình học các loại khoáng sản,hình tượng như các động vật)

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

*Hoạt động 1: Giới thiệu cho HS biết cấu tạo của địa bàn.

- Hộp nhựa đựng kim nam châm và vòng chia độ.

- Kim nam châm đặt trên 1 trục trong hộp.

- Đầu kim chỉ hướng Bắc có màu xanh.

- Đầu kim chỉ hướng Tây Nam có màu đỏ.

- Trên vòng chia độ có 4 hướng chính

- Chú ý quan sát.

- Gọi 1 số HS lên chỉ rõ từng bộ phận của địa bàn.

- Lần lượt lên bảng làm thực hành.

*Hoạt động 2 (5 phút) Cách sử dụng:

-Hướng dẫn HS cách sử dụng địa bàn.

- Chú ý nghe và ghi chép.

*Hoạtđộng3: các bước thực hành:

+Hoạt động nhóm

-B1 Chia lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Nhóm 1: A: Tìm hướng các bức tường lớp học?

- Nhóm 2: B: Đo chiều dài, rộng của lớp, cao?

- Nhóm 3. C: Đo chiều dài cửa ra vào, cửa sổ, bảng?

- Nhóm 4. D: Đo chiều dài bục giảng, bàn GV, bàn HS?

GV: Phổ biến cách tính tỉ lệ các khoảng cách và cách vẽ sơ đồ vào khổ giấy A4 cho đủ.

- Vẽ khung trước, các đối tượng vẽ sau.

GV: Yêu cầu bản vẽ phải có đủ những nội dung như:

HS: 4 nhóm sau khi đo đạc song thấy thông tin của các nhóm khác và mỗi nhóm vẽ 1 sơ đồ để nộp.

1. Cấu tạo của địa bàn:

- Hộp nhựa đựng kim nam châm và vòng chia độ.

- Kim nam châm đặt trên 1 trục trong hộp.

- Đầu kim chỉ hướng Bắc có màu xanh.

- Đầu kim chỉ hướng Tây Nam có màu đỏ.

- Trên vòng chia độ có 4 hướng chính?

+ Bắc.

+ Nam.

+ Đông.

+ Tây.

- Số độ ghi trong địa bàn là 0o -> 360o:

+ Bắc: 0o -> 360o

+ Nam: 180o.

+ Đông: 90o.

+ Tây: 270o.

2. Cách sử dụng:

- Đặt địa bàn thật thăng bằng trên mặt phẳng. (Tránh xa vật bằng sắt)

- Mở cầu hàm địa bàn cho kim chuyển động tự do rồi đứng im.

- Xoay vạch 0 (B-N) nằm trùng đầu kim xanh.

- Đường 0 – 180o là đường B – N.

3. Các bước thực hành:

- A: Tìm hướng các bức tường lớp học?

- B: Đo chiều dài, rộng của lớp, cao?

- C: Đo chiều dài cửa ra vào, cửa sổ, bảng?

- D: Đo chiều dài bục giảng, bàn GV, bàn HS?

+ Nội dung bản vẽ:

- Tên sơ đồ.

- Tỉ lệ bản vẽ.

- Mũi tên xác định hướng Bắc.

- Phần chú giải khác.

Đánh giá bài viết
1 139
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm