Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 22

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 22: Liên kết cộng hóa trị được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong đơn chất, hợp chất. Khái niệm liên kết cộng hóa trị.
  • Viết công thức e, công thức cấu tạo của 1 số chất.

II. Trọng tâm: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị.

III. Chuẩn bị:

Hướng dẫn Hs ôn tập về các nội dung:

  • Một số nhóm A tiêu biểu để nắm chắc kiến thức về lớp vỏ bền của khí hiếm.
  • Liên kết ion – tinh thể ion.
  • Sử dụng bảng tuần hoàn.
  • Viết cấu hình e.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1:

Gv: cho Hs lên bảng làm các bài tập sau:

- Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng: Al ® Al3+, K ® K+, S® S2-, F ® F-. Viết cấu hình e của các ion đó.

- Bài 4a/60 SGK

Hai Hs lên bảng làm bài tập.

Hoạt động 2: dẫn dắt vào bài mới

Gv: cho Hs nhắc lại định nghĩa ion, cation, anion, liên kết ion, thường tạo nên từ?

Hs: kim loại nhường e ® cation, pk nhận e ® anion. (lớp ngoài cùng, để đạt cấu hình e bền của khí hiếm gần nhất)

- Liên kết ion: lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm; thường tạo nên từ kim loại và phi kim.

Gv: đặt vấn đề: đối với các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hay những nguyên tố có tính chất gần giống nhau, chúng liên kết với nhau bằng cách nào?

Hoạt động 3:

Gv: cho Hs thảo luận các vấn đề:

- Viết cấu hình e của H, He ® h còn thiếu ?e để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm He.

Þ mỗi H góp 1e tạo thành 1 cặp e chung trong ptử H2

® mỗi ngtử H có 2e (giống He): + ® H : H

Gv: tổng kết các ý kiến của Hs và hướng dẫn mỗi chấm biểu diễn 1e lớp ngoài cùng, H:H (công thức e); thay 2 chấm thành 1 gạch H-H (CTCT) (liên kết đơn.

Hoạt động 4:

Gv: cho Hs thảo luận như trên nhưng với N, Ne

Þ mỗi N góp 3e tạo thành 3 cặp e chung trong phân tử N2 ® mỗi ngtử N có 8e lớp ngoài cùng (giống Ne)

Hs: viết CTe, CTCT.

Gv: (bổ sung) lkết ba bền ở nhiệt độ thường Þ N2 kém hoạt động hóa học.

Hoạt động 5:

Gv: liên kết được tạo thành trong phân tử N2, H2 gọi là liên kết cộng hóa trị.

Hs: (thảo luận) rút ra khái niệm về liên kết cộng hóa trị.

Gv: mỗi cặp e chung tạo nên 1 liên kết cộng hóa trị.

Gv: giới thiệu về liên kết cộng hóa trị không cực.

Hoạt động 6:

Gv: cho Hs thảo luận các vấn đề sau:

- H, Cl còn thiếu e lớp ngoài cùng để đạt cấu hình e bền của khí hiếm gần nhất Þ góp chung e để tạo thành phân tử HCl? Cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử nào? Vì sao?

Gv: tổng kết các ý kiến của Hs, bổ sung nếu cần

Þ rút ra định nghĩa về liên kết cộng hóa trị có cực.

Hoạt động 7: củng cố

- Thế nào là liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực?

- Bài 1/64

- Viết Ct e, CTCT của NH3, F2

* Chất nào sau đây không phải là liên kết cộng hóa trị:

a) NaCl b) H2O c) HF d) N2

Hoạt động 8: dặn dò

- BTVN: 6/64 SGK

- Xem trước phần còn lại.

- Học bài cũ.

Nội dung

III. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị:

1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất:

a) Sự hình thành phân tử Hiđro (H2):

+ ® H : H H – H

CT e CTCT

- Nguyên tử hido có 1e, hai nguyên tử hidro liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử hidro góp 1 e tạo thành 1 cặp e chung trong phân tử H2.

Þ liên kết đơn, giữa 2 nguyên tử Hiđro có 1 cặp e liên kết

b) Sự hình thành phân tử Nitơ (N2):

:× + ×: ® :N:::N: N º N

CT e CTCT

- Mỗi nguyên tử nito có 5e lớp ngoài cùng. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nito góp chung 3e.

Þ liên kết ba, giữa 2 nguyên tử Nitơ có 3 cặp e liên kết.

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp e chung.

- Liên kết cộng hóa trị trong đó các cặp e chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào gọi là liên kết cộng hóa trị không cực. (tạo nên từ 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố, độ âm điện như nhau).

2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất:

a) Sự hình thành phân tử Hiđro clorua (HCl):

H× + ×: ® H :: H – Cl

CT e CTCT

- Trong phân tử HCl, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1e tạo thành 1 cặp e chung để tạo nên 1 liên kết cộng hóa trị

- Cặp e liên kết bị lệch về phía Clo (Clo có độ âm điện lớn hơn) Þ liên kết cộng hóa trị này bị phân cực.

- Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp e chung bị lệch về phía 1 nguyên tử gọi là liên kết cộng hóa trị có cực (liên kết cộng hóa trị phân cực)

Đánh giá bài viết
1 252
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 10

    Xem thêm