Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 3

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 3: Thành phần nguyên tử được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: vỏ nguyên tử và hạt nhân.
  • Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron. Hạt nhân gồm hạt proton và hạt notron.
  • Khối lượng và điện tích của e, p, n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử.

II. Trọng tâm: Hình thành các khái niệm.

III. Chuẩn bị: Phóng to hình 1.3 và hình 1.4 sgk

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

-GV: từ đầu lớp 8, các em đã biết được nguyên tử là gì, nguyên tử là hạt như thế nào? Ở lớp 10 các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về nguyên tử.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về electron

-GV treo hình 1.3 sgk lên bảng dẫn dắt HS tìm hiểu về thí nghiệm của Thomson

? tia âm cực mang điện tích gì? Và đường truyền của nó như thế nào?

-GV gợi ý cho HS rút ra được kết luận về tính chất

-GV nhấn mạnh: hạt có khối lượng nhỏ, mang điện tích âm đó là electron.

-GV hướng dẫn HS và ghi nhớ các số liệu

-GV lưu ý HS: các electron của những nguyên tử khác nhau là hoàn toàn giống nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử

-GV đvđ: nguyên tử trung hoà về điện, vậy nguyên tử đã có phần tử mang điện âm là electron thì ắt phải có phần mang điện dương.

-GV treo hình 1.4 sgk lên bảng dẫn dắt HS tìm hiểu về thí nghiệm của Rơ-dơ-pho

? hạt mang điện tích gì?

? hạt bị lệch khi va chạm với phần nào trong nguyên tử?

? phần mang điện tích dương có kích thước như thế nào so với kích thước của nguyên tử? Gt

? vậy nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

-GV tóm lại: Nguyên tử phải chứa phần mang điện dương, phần mang điện tích dương này phải có kích thước rất nhỏ so với kích thước ntử nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện dương là hạt nhân.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

-GV tóm lại TN trên: nguyên tử có cấu tạo rỗng. Trong nguyên tử, các phần tử mang điện tích dương tập trung thành 1 điểm và có khối lượng lớn. Hạt mang điện tích dương khi đi gần đến hoặc va phải hạt cũng mang điện tích dương, có khối lượng lớn nên nó bị đẩy và chuyển động lệch hướng hoặc bị bật trở lại. Hạt mang điện đó chính là hạt nhân nguyên tử.

-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết Rơ-dơ-pho đã tìm ra hạt proton như thế nào?

? Khối lượng và điện tích của proton là bao nhiêu?

-GV kết luận: Hạt proton (p) là một thành phần cấu tạo của hạt nhân ntử.

-GV tiến hành tương tự như trên

? vì sao nơtron không mang điện

-GV kết luận: Nơtron (n) cũng là một thành phần cấu tạo của hạt nhân ntử.

-GV yêu cầu HS trình bày

Hoạt động 4: tìm hiểu về kích thước và khối lượng của nguyên tử

-GV giúp hs hình dung: nếu hình dung nguyên tử như 1 khối cầu thì đường kính của nó vào khoảng 10-10m, để thuận lợi cho việc biểu diễn kích thước quá nhỏ của nguyên tử người ta đưa ra 1 đơn vị độ dài phù hợp là nm hay

1 = 10-10 m; 1nm = 10; 1nm = 10 m

-GV yêu cầu HS xem sgk trả lời:

? nguyên tử hidro có bán kính

? Đường kính của nguyên tử?

? Đường kính của hạt nhân nguyên tử

? Đường kính của electron và của proton?

-GV lưu ý hs: với tỉ lệ và kích thước như trên của ntử và hạt nhân thì các electron rất nhỏ bé chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng

-GV: thực nghiệm đã xác định khối lượng của nguyên tử cácbon là 19,9265.10-27kg. Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta lấy giá trịkhối lượng của nguyên tử cacbon (kí hiệu là u hoặc đvC) làm đv khối lượng nguyên tử.

-GV cho bài tập, yc hs tính toán và so sánh với số liệu thông báo trong sgk.

-GV yc hs xem và học thuộc khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử được ghi trong bảng 1.

I- THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ

1. Electron

a) Sự tìm ra electron

- Thí nghiệm: Sgk

b) Khối lượng và điện tích của electron

- Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg

- Điện tích: qe = -1,602.10-19 C (culông)

điện tích đơn vị: kí hiệu eo

2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử

- Nguyên tử có cấu tạo rỗng: Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử và mang điện tích dương. Các electron nằm ở lớp vỏ nguyên tử.

3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

a) Sự tìm ra proton

b) Sự tìm ra notron

c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

- Kết luận:

- Nguyên tử gồm:

+Lớp vỏ: các electron.

+ Hạt nhân: proton, notron.

- Khối lượng và điện tích của các hạt:

+ Mang điện: e: 1- ; p: 1+

(Nguyên tử: số e = số p

Ion: số e ≠ số p)

II- KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ

1. Kích thước

2. Khối lượng

- Đơn vị khối lượng nguyên tử: kí hiệu là u.

- 1 u bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12.

- Khối lượng của nguyên tử cácbon là

19,9265.10-27kg.

1u = 1,6605.10-27kg

-Khối lượng của 1 nguyên tử hidro là:

= 0,16738.10-23 g

= 1,6738.10-27 kg 1u

Bảng 1-Khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nn nguyên tử

Đặc tính hạt Vỏ nguyên tử Hạt nhân

Electron (e) Proton (p) Nơtron (n)

Điện tích q

qe = -1,6.10-19 C =-eo=1-qp = +1,6.10-19 C = eo=1+ qn = 0

Khối lượngm me= 9,1094.1031kg

me 0,00055 u

mp=1,6726.10-27 kg

mp 1 u

mn=1,6748.10-27kg

Câu hỏi : Số Avogađro được định nghĩa bằng số nguyên tử cacbon đồng vị 12 có trong 12 g cacbon đồng vị 12. Và bằng N=6,022.1023. Hãy tính:

a) Khối lượng của một nguyên tử cacbon -12.

b) Số nguyên tử cacbon-12 có trong 1 gam nguyên tử này

Giải

a) Khối lượng của một nguyên tử cacbon -12 là:

b) Số nguyên tử cacbon-12 trong 1 gam nguyên tử này:

* Nhận xét:

Đánh giá bài viết
1 801
Sắp xếp theo

Giáo án Hóa học lớp 10

Xem thêm