Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 14

Giáo án môn Hóa học lớp 11

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 14: Photpho được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

  • Vị trí trong BTH, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.
  • Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp .

* HS hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

2. Kĩ năng

  • Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
  • Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.
  • Viết được PTHH minh hoạ.
  • Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế

3. Thái độ: Giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên

II. TRỌNG TÂM:

  • So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của P là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí.
  • Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

III. PHƯƠNG PHÁP:

  • Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
  • PPDH đàm thoại tái hiện.

IV. CHUẨN BỊ:

GV: Hóa chất: P đỏ.

Thí nghiệm: Khả năng tự bốc cháy của P trắng trong không khí, P đỏ phản ứng với O2. Máy chiếu.

HS:Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới

V. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

3. Nội dung:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

- Gv yêu cầu hs cho biết các thông tin: Kí hiệu, nguyên tử khối, số hiệu nguyên tử, viết cấu hình e nguyên tử P và xác định vị trí P trong BTH

- Gv thông tin

- Hs thảo luận nhóm: So sánh 2 dạng thù hình về:

+ Trạng thái, màu sắc

+ Tính tan

+ Tính độc, tính bền

+ Tính phát quang

→ HS trình bày

- Gv nhận xét, kết luận

- Gv phát vấn hs về sự chuyển đổi qua lại giữa 2 dạng thù hình

- Gv: Hãy cho biết các mức oxi hoá có thể có của P? Dự đoán tính chất?

Hs: Trả lời

- Gv: P thể hiện tính oxi hoá khi phản ứng với chất nào? Viết PTHH

Hs: Trả lời

- Gv: P thể hiện tính khử khi phản ứng với chất nào? Viết PTHH

Hs: Trả lời

- Gv: thông tin trường hợp thiếu, dư chất oxi hoá

Hs: Viết PTHH, gọi tên sản phẩm

- Gv thông tin

Hs: N/c sgk và nêu ứng dụng của P

- Hs nghiên cứu SGK cho biết trạng thái tự nhiên của P

- Hs nghiên cứu SGK trả lời

- Gv thông tin thêm về pthh

I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:

- Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3.

- Ví trí: Z = 15, chu kì 3, nhóm VA

- Hoá trị có thể có của P: 5 và 3

II/ Tính chất vật lí:

P trắng

P đỏ

Trạng thái - Màu sắc

Chất rắn, trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng

Chất bột,

màu đỏ

Tính tan

Không tan trong nước

Không tan trong các dung môi thường

Tính độc- Tính bền

- Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da

- Không bền, dễ bốc cháy trong không khí

Không độc

Bền ở điều kiện thường

Tính phát quang

Phát quang màu lục nhạt trong bóng tối

Không phát quang trong bóng tối

III. Tính chất hoá học: Trong các hợp chất, P có SOXH -3,+3,+5 P vừa có tính OXH vừa có tính khử.

1. Tính oxi hoá: Khi t/dụng với kim loại mạnh

2. Tính khử: Khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hoá mạnh.

* Với oxi:

* Với clo:

* Với hợp chất:

P + 5HNO3 đ,n H3PO4 + 5NO2 + H2O

IV.Ứng dụng: Sgk

V. Trạng thái tự nhiên: Sgk

VI. Điều chế: (trong CN)

Đánh giá bài viết
1 536
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 11

    Xem thêm