Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 21

Giáo án môn Hóa học lớp 11

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 21: Hợp chất của cacbon được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

* HS biết được:

  • Tính chất vật lí của CO và CO2.
  • Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
  • Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.

* HS hiểu được: CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C).

2. Kĩ năng:

  • Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.
  • Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp; Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.

3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

II. TRỌNG TÂM:

  • CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C).
  • Muối cacbonat có tính chất nhiệt phân, tác dụng với axit. Cách nhận biết muối cacbonat.

III. PHƯƠNG PHÁP:

  • Gv đặt vấn đề
  • Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
  • Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức

IV. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Thí nghiệm thử tính axit của CO2. Máy chiếu.

2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ: Bài tập 4/70/sgk.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1:

- Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm so sánh tính chất vật lí, tính chất hoá học, phương pháp điều chế của CO và CO2

- Học sinh thảo luận 5 phút, ghi nội dung vào bảng phụ, đại diện các nhóm treo lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Gv đánh giá, bổ sung, kết luận

Lưu ý: Khí CO rất độc

Hoạt động 2:

- Gv: Hướng dẫn học sinh xác định loại muối tạo thành dựa vào tỉ lệ Ca(OH)2 và CO2

Hoạt động 3:

- Gv thông tin

Hoạt động 4:

- Gv thông tin về tính tan của muối cacbonat

- Gv yêu cầu hs dựa vào thuyết điện li viết các phản ứng của:

+ NaHCO3, Na2CO3 với HCl

+ NaHCO3 với NaOH

→ Rút ra tính chất hoá học của muối cacbonat

- Gv thông tin về phản ứng nhiệt phân và hs viết phương trình

- Hs nghiên cứu SGK nêu ứng dụng

A. Cacbon monooxít:

I. Tính chất vật lý: Sgk

II. Tính chất hoá học:

1. CO là oxít không tạo muối (oxít trung tính): Ở tO thường, không tác dụng với H2O, axít, kiềm.

2. Tính khử:

* CO cháy trong oxi hoặc không khí:

+2 +4

CO + O2 →CO2

* Tác dụng với nhiều oxít kim loại (đứng sau Al)

+2 +3 +4 0

3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe.

III. Điều chế:

1. Trong PTN:

HCOOH →CO + H2O

2. Trong CN:

tO ~ 1050oC

C + H2O →CO + H2 (khí than ướt)

CO2 + C →2CO (khí than khô)

B. Cacbon đioxít:

I. Tính chất vật lý: Sgk

II. Tính chất hoá học:

a. CO2 là khí không duy trì sự sống và sự cháy.

b. CO2 là oxít axít:

- Tan trong nước tạo H2CO3.

CO2(k) + H2O(l) → H2CO3 (dd).

- Tác dụng với dung dịch bazơ:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (Nhận biết CO2)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

III. Điều chế:

1. Trong PTN: CaCO3 +2HCl→ CaCl2+CO2+ H2O.

2. Trong CN: CaCO3 →CaO + CO2

C. Axít cacbonic và muối cacbnat:

I. Axít cacbonic:

* H2CO3 là axít 2 nấc rất yếu, kém bền phân huỷ thành CO2 và H2O.

H2CO3 → H+ + HCO3-

HCO3- → H+ + CO3 2-

* Tác dụng với dd kiềm à muối

Trung hoà: Na2CO3, CaCO3

Axít: NaHCO3, Ca(HCO3)2

II. Muối cacbonat:

1. Tính chất:

a./ Tính tan: Sgk

b. Tác dụng với axít: (Nhận biết muối cacbonat)

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

Na2CO3 + 2HCl →NaCl+CO2 + H2O

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

c. Tác dụng với dd kiềm:

Muối hidrocacbonat tác dụng với dd kiềm.

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

d. Phản ứng nhiệt phân:

* Muối cacbonat tan: Không bị nhiệt phân.

* Muối cacbonat ko tan oxít kim loại + CO2.

VD: Mg CO3(r) →MgO(r) + CO2(k)

* Muối hidrocacbonat CO32- + CO2 + H2O.

VD: 2 NaHCO3(r) →Na2CO3(r) + CO2 + H2O

2. Ứng dụng: Sgk

Đánh giá bài viết
1 706
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 11

    Xem thêm