Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 62

Giáo án môn Hóa học lớp 11

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 62: Axit cacboxylic được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết được:

  • Tính chất hoá học: Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá.
  • Phương pháp điều chế của axit cacboxylic.

2. Kĩ năng:

  • Quan sát thí nghiệm, cấu tạo phân tử rút ra tính chất.
  • Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở.
  • Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
  • Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học.
  • Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng

3. Thái độ: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, kết luận

II. TRỌNG TÂM:

  • Tính chất hoá học của axit cacboxylic
  • Phương pháp điều chế axit cacboxylic

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, bếp cách thuỷ hoặc đèn cồn, máy đo pH hoặc giấy chỉ thị pH.
  • Hoá chất: ancol etylic, axit axetic 0,1M, axit HCl 0,1M, H2SO4 đặc.

2. Học sinh:Chuẩn bị bài mới

IV. PHƯƠNG PHÁP:

  • Gv đặt vấn đề
  • Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
  • Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi tên một số axit

3. Nội dung:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1:

- GV: Cho hs thực hiện thí nghiệm so sánh độ axit của axit axetic và HCl cùng nồng độ → Rút ra sự phân li không hoàn toàn của axit axetic, viết phương trình điện li

Yêu cầu hs nhắc lại tính chất chung của axit

HS nghiên cứu SGK, sau đó vận dụng viết các PTHH minh hoạ tính chất của axit cacboxylic

Hoạt động 2:

Từ thí nghiệm do GV biểu diễn, HS có thể nhận thấy sự biến đổi của các chất qua hiện tượng quan sát được (sự tách lớp của chất lỏng sau khi phản ứng, mùi thơm…)

Hoạt động 3:

Hs đọc SGK, cho biết các phoơng pháp điều chế axit axetic, viết PTHH

V. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:

1. Tính axit:

a) Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch:

Thí dụ:

CH3COOH →CH3COO-+ H+

b) Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước:

Thí dụ:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + Ca(OH)2 → (CH3COO)2Ca + 2H2O

2CH3COOH + Na2O → 2CH3COONa + H2O

2CH3COOH + MgO → (CH3COO)2Mg + H2O

c) Tác dụng với muối:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 ↑ + H2O

d) Tác dụng với kim loại (đứng trước H2…)

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

2. Phản ứng thế nhóm -OH (Còn gọi phản ứng este hoá)

Tổng quát:

Phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc.









V. ĐIỀU CHẾ:

1. Phương pháp lên men giấm: (phương pháp cổ truyền)

C2H5OH →CH3COOH+H2O

2. Oxi hoá anđehit axetic:

2CH3CHO + O2 →2CH3COOH

3. Oxi hoá ankan:

Tổng quát:

2R –CH2-CH2-R1 + 5O2 →2R-COOH + 2R1-COOH + 2H2O

Thí dụ:

2CH3 CH2CH2 →CH34CH3COOH + 2H2O

Butan

4. Từ metan (hoặc metanol pp hiện đại)

CH4 →CH3OH →CH3COOH

Đánh giá bài viết
1 200
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 11

    Xem thêm