Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 2

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 2: Tổng quan văn học Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Giúp học sinh: Nắm vững hệ thống vấn đề về: Con người trong VHVN.

2. Kĩ năng: Vận dụng để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học VN.

3. Thái độ, phẩm chất: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học, từ đó có lòng say mê với VHVN, ý thức trau dồi tiếng mẹ đẻ.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy.

B-PHƯƠNG TIỆN

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
  • Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm

Tiết trước, các em đã tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam, quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Tiết này, chúng ta sẽ tìm hiểu con người Việt Nam qua văn học để thấy văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực và sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV dẫn dắt: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc đó.

“VH là nhân học. Con người là đối tượng phản ánh… trong nhiều mqhệ đa dạng”. Đó là những mqhệ nào?

? Kể tên một số tác phẩm đã học trong chương trình phản ánh mqhệ ấy?

Từ đó rút ra nhận xét gì?

? Tại sao chủ nghĩa yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của văn học viết Việt Nam?

? Có mqhệ như thế nào? Biểu hiện ra sao? D/chứng.

? Một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người VNam là gì? Nó được biểu hiện cụ thể ntnào qua thơ văn?

-> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của VHVN.

? Những biểu hiện nội dung của điều này trong văn học là gì?

? Những điểm cần ghi nhớ qua bài học?

-> Gọi hsinh đọc phần ghi nhớ .

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn học sinh làm BT

- Cho biết:

a, Tên một vài tác phẩm thể hiện lòng yêu nước.

b, Tên một vài tác phẩm có nội dung phê phán xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến…

c, Một vài câu ca dao, bài thơ về tình yêu.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần trong các tác phẩm nào sau đây ? Trình bày những biểu hiện cụ thể?

Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Bài thơ về tiểu đội xe không kính…

III. Con người Việt Nam qua văn học.

1. Con người VNam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.

VDụ: Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”

Ca dao về tình yêu qhương đnước.

Thơ NTrãi, Hồ Chí Minh…

- Trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

+, nhận thức, cải tạo, chinh phục tự nhiên (thần thoại, truyền thuyết)

+, thiên nhiên là bạn.

+, hình thành tình yêu thiên nhiên.

+,từ tình yêu thiên nhiên hình thành các hình tượng nghệ thuật.

Vdụ: .Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ…

. Mới ra tù tập leo núi (HCM)

2. Con người VNam trong quan hệ quốc gia, dân tộc.

- Dòng văn học yêu nước nổi bật và xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam vì: sớm ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ; do vị trí địa lí đặc biệt, đất nước ta đã phải nhiều lần đấu tranh với ngoại xâm để giành và giữ vững nền độc lập ấy.

- Tinh thần yêu nước (sợi chỉ đỏ): tình yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hóa ,lịch sử, ý chí căm thù quân xâm lược, dám hi sinh vì độc lập- tự do…

Vdụ: Nam quốc sơn hà; Bình Ngô đại cáo; Hịch tướng sĩ…

3. Con người VNam trong quan hệ xã hội.

- Lòng nhân đạo, tình yêu thương con người -> tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học.

Vdụ: Bình Ngô đại cáo (Ng Trãi)

Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự thông cảm với những người dân bị áp bức.

- Mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

- Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội.

4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.

- Xu hướng chung: xây dựng đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh…

- Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng, nhân vật trung tâm thường nổi bật ý thức trách nhiệm xã hội, hi sinh cái tôi cá nhân

- Trong hoàn cảnh khác, cái tôi cá nhân được đề cao (thế kỉ XVIII, giai đoạn 1930-1945). Con người nghĩ đến quyền sống cá nhân, quyền hưởng tình yêu tự do, hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống trần thế…

IV. Tổng kết.

- Ghi nhớ (sgk)

V. Bài tập.

a, Tên một vài tác phẩm thể hiện lòng yêu nước:

Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Làng….

b, Tên một vài tác phẩm có nội dung phê phán xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến:

Tắt đèn, Lão Hạc…

c, Một vài câu ca dao, bài thơ về tình yêu:

- Thuyền về có nhớ bến chăng….

- Mình về có nhớ ta chăng…

- Khăn thương nhớ ai…

HS thảo luận nhóm, phân loại tác phẩm và chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở từng tác phẩm.

Đánh giá bài viết
1 477
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thêm