Giáo án Ngữ văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ theo CV 5512 (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 6: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết: Nhận biết khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

+ Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng tình cảm, hành động,…). Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc)

+ Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

- Thông hiểu: Hiểu về mục đích và nắm được 2 quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Vận dụng thấp: Nhận diện được biểu hiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Vận dụng cao: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

2. Năng lực

- Phát triển năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực riêng:Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.

3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- SGK, thiết kế bài học, giáo án

- Hình ảnh hội nghị Diên Hồng (nếu có)

- Phiếu học tập: phiếu ghi câu hỏi, bài tập để kiểm tra.

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chia học sinh thành 3 nhóm.

Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp sau:

Hỡi cô yếm thắm lòa xòa

Lại đây đập đất trồng cà với anh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời

- Yêu cầu trình bày: chuẩn xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (nhóm trưởng báo cáo)

- Yêu cầu trình bày: chuẩn xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

- Kết quả mong đợi:

- Nhân vật giao tiếp: Nhân vật “cô yếm thắm” và nhân vật “anh”

- Hoàn cảnh giao tiếp: Đập đất trồng cây (công việc lao động)

- Nội dung giao tiếp: Cầu khiến- lại đây đập đất trồng cà với anh.

- Mục đích giao tiếp: Lời tỏ tình

- Phương tiện và cách thức giao tiếp: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi nhưng chàng trai lại bày tỏ được tình cảm, mong muốn của mình.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề

- HS đàm thoại, phát biểu

- GV chuyển vào bài

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và luyện tập

a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV - Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập

Nhóm 1: Em hãy nghiên cứu và trả lời các câu hỏi của bài tập 1. Nội dung giao tiếp là vậy thế nhưng mục đích của chàng trai có phải là ở chuyện “đan sàng” hay không? Căn cứ vào đâu?

Nhóm 2: Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? Cả ba câu trong lời nói của ông già với A Cổ đều có hình thức của câu hỏi nhưng mục đích có phải là để hỏi không?

Các từ ngữ được dùng cho thấy quan hệ, thái độ, tình cảm của hai nhân vật như thế nào?

Nhóm 3: Làm bài tập 3

Khi làm bài thơ này HXH đã gt với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh nào?

Người đọc căn cứ vào đâu để tìm hiểu bài thơ? Cảm nhận bài thơ?

Nhóm 4: Làm bài tập 4

Viết 1 đoạn thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới.

Nhóm 5: Làm bài tập 5

Thư viết cho ai? Người viết có tư cách và quan hệ như thế nào với người nhận.

Hoàn cảnh của người viết và người nhận thư đó như thế nào?

Thư viết về chuyện gì? Có nội dung gì?

Thư viết để làm gì?

Thư viết như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ.

* Hoạt động nhóm:

- HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp.

- HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv:

- Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm

- Chốt kiến thức:

Luyện tập

1. Bài tập 1 (SGK, tr. 20)

- Nhân vật giao tiếp: nam, nữ trẻ tuổi (qua từ xưng hô: “anh”, “nàng”).

- Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng thanh (đêm thanh vắng và có trăng sáng)

-> Thích hợp cho những cuộc trò chuyện mang tính tâm tình, nhất là chuyện tình yêu của nam nữ trẻ tuổi.

- Nội dung giao tiếp: chàng trai nói về việc “tre non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”.

- Mục đích: hỏi ý của cô gái về chuyện kết duyên (Căn cứ vào nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp).

- Cách nói của chàng trai phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp: mượn hình ảnh “tre non đủ lá” (họ đã đến tuổi trưởng thành) và mượn chuyện “đan sàng” (kết duyên) -> Mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm nên dễ đi vào lòng người.

2. Bài tập 2 (SGK, tr. 20 – 21)

a) Các hành động nói cụ thể: Chào, chào đáp lại, khen, hỏi, trả lời

b) Cả ba câu trong lời của ông già đều là câu hỏi nhưng có sự khác nhau về nội dung:

+ Câu 1: “A cổ hả?” -> Hình thức là hỏi, mục đích chào lại

+ Câu 2: “lớn tướng rồi nhỉ-> Hình thức hỏi, mục đích khen

+ Câu 3: Bố cháu có… không ? -> hình thức là hỏi, có mục đích hỏi

- Các nhân vật có tình cảm chân thành với nhau. Có thái độ tôn trọng nhau theo đúng cương vị “vai” giao tiếp của mình.

3. Bài tập 3 (sgk/ tr 21).

- HXH giao tiếp với bạn đọc về vẻ đẹp, về thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đông thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình

- Người đọc căn cứ vào các từ “trắng, tròn-> nói về vẻ đẹp”; thành ngữ “bảy nổi ba chìm-> nói về sự chìm nổi”, “tấm lòng son-> phẩm chất cao đẹp bên trong”, đồng thời liên hệ về cuộc đời tác giả để hiểu và cảm nhận bài thơ.

4. Bài tập 4 (sgk/ tr 21).

THÔNG BÁO

- Nhân ngày môi trường thế giới, ĐTNCS HCM nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường thêm xanh sạch đẹp.

- Thời gian làm việc: từ 7h sáng chủ nhật ngày 05 tháng 06 năm 2017.

- Nội dung công việc: thu dọn rác, khai thông cống rãnh, phát quang cỏ dại, trồng thêm cây xanh…

- Lực lượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

- Dụng cụ: mỗi học sinh khi đi mang theo 1 dụng cụ: cuốc, xẻng, chổi, dao,…

- Kế hoạch cụ thể: các lớp nhận tại văn phòng đoàn trường.

- Nhà trường kêu gọi toàn thể học sinh trong trường hãy nhiệt tình hưởng ứng tích cực buổi tổng vệ sinh này.

Ngày....... tháng ........ năm .....

BGH nhà trường

5. Bài tập 5 (sgk/ tr 21)..

- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ với tư cách là chủ tịch nước, viết thư cho học sinh- thế hệ chủ nhân tương lai của nước VN.

- Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa giành độc lập, HS bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn VN

- Nội dung: Thư nói tới niềm vui sướng vì HS được hưởng nền độc lập của đất nước, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của HS đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc của Bác đối với HS

- Mục đích: Bác viết thư để chúc mừng HS nhân ngày khai trường đầu tiên, để xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của HS

- Thư Bác viết lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc xác định trách nhiệm của HS.

Các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao sau

- Nhân vật giao tiếp: Cô gái đang nói mọi người

- Hoàn cảnh giao tiếp: Trong xã hội phong kiến

- Nội dung giao tiếp: Nói lên vẻ đẹp và thân phận bị phụ thuộc, lên án sự bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ

- Cách nói: Mở đầu bằng cấu trúc quen thuộc, thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

+ GV tóm lại nội dung chính của bài.

+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập

+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Văn bản

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

2. Kĩ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích, lĩnh hội, tạo lập trong giao tiếp.
  • Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.

3. Thái độ, phẩm chất: Có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm với lời nói cả bản thân khi tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, ôn tập lí thuyết kết hợp thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Ở tiết học trước về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các em đã được tìm hiểu những tri thức lí thuyết cơ bản. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó để làm các bài tập để củng cố, khắc sâu các kiến thức đó.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV chia bảng làm 2 phần: lí thuyết và luyện tập.

GV gọi 3 hsinh lên bảng (thực hiện đồng thời):

- Gọi hsinh trình bày bảng 3 vấn đề: thế nào là HĐGT? Quá trình? Các nhân tố…?

- Gọi hsinh lên trình bày miệng 3 vấn đề trên + câu hỏi: phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang…”

-> HS trả lời-> hs khác nhận xét, bổ sung-> GV nhận xét, cho điểm.

- Gọi hsinh lên bảng làm BT2 (20)

Trong thời gian chờ đợi 2 hs trình bày bảng, GV tiến hành cho hs dưới lớp làm BT1 (20)-> GV gọi 1 số hs trả lời các câu hỏi trong sgk->nhận xét, sửa chữa.

GV quay trở lại chữa BT2 trên bảng: gọi hs nhận xét về câu trả lời trên các phương diện (hình thức trình bày (sai, đúng như thế nào?), nội dung đã đầy đủ chưa? có bổ sung gì? -> GV chốt lại và cho điểm.-> yêu cầu hs chữa bài tập vào vở.

GV gọi hs lên bảng làm BT3 (21)

GV gọi hs lên bảng làm BT4 (21)

Trong thời gian chờ đợi, GV cho hs dưới lớp tiến hành làm BT5.

- GV gọi hs đọc các yêu cầu của bài-> gọi hs khác nhận xét về cách đọc-> GV chỉnh sửa-> gọi hs lên bảng trình bày BT5 -> GV kiểm tra vở BT của hs.

GV quay trở lại chữa BT4: yêu cầu hs nhận xét (hình thức, nội dung, bổ sung..)-> GV chốt lại, cho điểm.

GV gọi hs nhận xét BT5-> bổ sung

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV nêu đề bài:

Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em với các bạn trong lớp về câu danh ngôn: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.

HS viết một văn bản ngắn (khoảng 200 chữ) rồi trình bày với các bạn trong lớp.

I. Ôn tập lí thuyết

1. Thế nào là hoạt động giao tiếp?

2. Quá trình hoạt động giao tiếp

3. Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.

II. Luyện tập.

Bài 1.

- Nhân vật giao tiếp: nam – nữ trẻ tuổi (anh- nàng).

- Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng thanh-> phù hợp câu chuyện tâm tình.

- Nội dung, mục đích:

+, Nghĩa đen: nói về sự việc tre non đủ lá và đặt ra vấn đề nên chăng tính đến chuyện đan sàng .

+, Nghĩa bóng: những người trẻ tuổi nên tính đến chuyện kết duyên => lời tỏ tình của chàng trai-> cô gái.

- Cách thức giao tiếp: tế nhị, khéo léo.

Bài 2.

a, Các nhân vật giao tiếp (A Cổ và người ông) đã thực hiện các hoạt động nói cụ thể là:

+, Chào (Cháu chào ông ạ!)

+, Chào đáp lại (A Cổ hả?).

+, Khen (lớn tướng rồi nhỉ?)

+, Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)

+, Trả lời (Thưa ông, có ạ!)

b, Có 3 câu có hình thức hỏi nhưng ko phải cả 3 câu đều nhằm mục đích hỏi mà chỉ có câu 3 (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?) là nhằm mục đích hỏi thực sự…

c, Quan hệ ông – cháu (xưng hô)-> bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ với ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu.

Bài 3.

a. Nội dung giao tiếp:

- Nghĩa tường minh: Miêu tả, giới thiệu đặc điểm, quá trình làm bánh trôi nước.

- Nghĩa hàm ẩn: Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả ngợi ca vẻ đẹp, thể hiện thân phận bất hạnh của mình cũng như của bao người phụ nữ trong XHPK bất công. Song trong hoàn cảnh khắc nghiệt, họ vẫn giữ trọn được phẩm chất tốt đẹp của mình.

- Mục đích:

+ Chia sẻ, cảm thông với thân phận người phụ nữ trong XH cũ.

+ Lên án, tố cáo XHPK bất công.

- Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: biểu cảm, đa nghĩa.

b. Căn cứ:

- Phương tiện từ ngữ:

+ “Trắng”, “tròn" gợi vẻ đẹp hình thể.

+ Mô típ mở đầu: “thân em" lời than thân, bộc lộ tâm tình của người phụ nữ.

+ Thành ngữ “bảy nổi ba chìm" thân phận long đong, bất hạnh.

+ “Tấm lòng son” phẩm chất thủy chung, trong trắng, son sắt.

Bài 4.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG BÁO

Nhân ngày Môi trường thế giới…

- Thời gian…

- Nội dung công việc…

- Lực lượng tham gia…

- Dụng cụ…

- Kế hoạch cụ thể..

Đoàn trường kêu gọi toàn thể đoàn viên… nhiệt liệt hưởng ứng…

Ngày… tháng… năm…

Đoàn TNCSHCM…

Bài 5.

- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ- Chủ tịch nước- viết thư cho hs toàn quốc.

- Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa giành độc lập, hs được nhận 1 nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

- Nội dung: Thư nói tới niềm vui sướng vì hs được hưởng nền độc lập, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của hs với đất nước.

- Mục đích: Bác chúc mừng hs nhân ngày khai trường, xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của hs.

- Cách thức thể hiện: lời lẽ vừa chân tình, gần gũi vừa nghiêm túc.

HS viết đáp ứng được các yêu cầu:

- Hình thức: một văn bản ngắn (tùy chọn).

- Nội dung: chú ý sử dụng phương tiện và cách thức giao tiếp cho có hiệu quả, đạt được mục đích thuyết phục các bạn đồng tình với suy nghĩ của mình.

-----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ theo CV 5512 (tiếp). Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10Trắc nghiệm Văn 10 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 156
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm