Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 87

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 87: Chí khí anh hùng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

  • Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.
  • Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.
  • Vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng cái thế Từ Hải.
  • Bút pháp tả người anh hùng của Nguyễn Du và thi pháp tả người anh hùng trong văn học trung đại.

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.Củng cố kĩ năng đọc - hiểu một đoạn thơ trữ tình. Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Trân trọng Nguyễn Du và giá trị văn chương cổ. Trân trọng lí tưởng của người anh hùng và có ý thức đấu tranh bảo vệ những điều tốt đẹp.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình”?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến "Truyện Kiều" – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát.

Đoạn trích "Chí khí anh hùng" trích trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã dành những lời thơ của mình để nói về Từ Hải – người anh hùng lí tưởng có những phẩm chất cao đẹp, phi thường.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về đoạn trích

- GV hỏi: Em hãy tóm tắt những nội dung chính của phần Tiểu dẫn?

- GV gọi 1 HS đọc diễn cảm VB, 1 HS khác nhận xét cách đọc.

- HS đọc, nhận xét

- GV nhận xét cách đọc, hướng HS đến cách đọc đúng cho đoạn trích: giọng đọc chậm rãi, hào hùng thể hiện sự khâm phục, ngợi ca.

- GV lưu ý HS phần chú giải từ khó chân trang113.

- GV hỏi: Theo em nên chia đoạn trích này thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?

- HS trả lời

- GV gọi HS bổ sung

- GV chốt

GV Hướng dẫn HS đọc hiểu VB

- GV yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu. PP thảo luận nhóm

NHÓM 1: Em hãy cho biết Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì về tâm thế ra đi của Từ Hải? Nguyễn Du đã xuất phát từ cảm hứng gì khi miêu tả khi miêu tả người anh hùng?

- HS suy nghĩ, trả lời

- GV hỏi: Hình ảnh Từ Hải được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào trong 4 câu thơ trên?

- HS phát hiện chi tiết

- GV nhận xét và yêu cầu HS trình bày cách hiểu về các chi tiết, hình ảnh đã tìm ra.

GV: Tóm lại qua bốn câu thơ đầu tác giả cho chúng ta thấy được điều gì ở nhân vật Từ Hải?

NHÓM 2: xác định lời của Thúy Kiều và Từ Hải.Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Thúy Kiều có thái độ ntn? Thái độ ấy được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào?

HS trả lời

GV nhận xét, chốt ý

(GV có bình thêm về chữ “tòng” trong quan niệm của Nho giáo)

GV: Qua câu nói này em thấy Kiều là một người vợ ntn?

HS trả lời

GV chốt ý

GV yêu cầu HS đọc toàn bộ những câu lời của TH

NHÓM 3: Trước thái độ của TK như vậy, TH đã trả lời ra sao? Sau khi từ chối TK, Từ Hải muốn nói gì với nàng qua bốn câu thơ tiếp theo? Em có nhận xét gì về TH qua lời hứa với TK?

HS phát hiện, trả lời.

GV nhận xét, chốt

GV giải thích cụm “ tâm phúc tương tri”: hai người đã hiểu biết lòng dạ nhau, tức là đã hiểu nhau sâu sắc.

GV: Ngoài lời hứa trở về đón TK, TH còn nói những gì với TK qua 4 câu thơ tiếp.

HS trả lời

(GV bình qua về lời khẳng định của TH)

GV nhận xét, chốt

GV bình: Người ta học nghề mất vài ba năm, phải mất hàng chục năm nghề nghiệp mới tinh thông vững vàng. Sự nghiệp lớn muốn hoàn thành có khi phải hiến dâng trọn đời người. TH quyết việc lớn ấy sẽ được thực hiện trong một năm. Phải là một người quyết đoán, tự tin, đầy tài năng mới dám đặt ra một thời hạn như thế cho một sự nghiệp long trời lở đất.

GV: Tóm lại, em có nhận xét gì về TH qua đoạn đối thoại với TK?

HS trả lời

GV nhận xét, chốt

NHÓM 4: Hai câu thơ cuối cho ta thấy hành động gì của TH?

HS trả lời

GV nhận xét, chốt ý

GV bình: Theo sách xưa kể rằng chim bằng là một giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn. Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của TH, Nguyễn Du muốn khẳng định TH chính là bậc anh hùng cái thế có tầm vóc phi thường, sánh ngang đất trời, vũ trụ.

GV: Theo em Nguyễn Du đã gửi gắm điều gì qua nhân vật TH?

HS trả lời

GV chốt

GV bình: Trong KVK truyện, TH chỉ đơn thuần là một tên tướng cướp từng thi hỏng và đi buôn... Nhưng trong TK, ND đã nhận thức lại nhân vật TH, nhất quán miêu tả nhân vật với một sự cảm phục không che giấu, trao cho nhân vật TH lí tưởng anh hùng của ông. Đó là lí tưởng về một con người có phẩm chất, chí khí phi thường, một khát vọng làm nên sự nghiệp lớn.

GV hướng dẫn HS tổng kết.

GV: Em hãy nhận xét giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “ Chí khí anh hùng”?

I. Tìm hiểu chung

- Tóm tắt cuộc gặp gỡ giữa Từ Hải và Thúy Kiều

1. Vị trí đoạn trích

Câu 2213 – 2230

2. Bố cục: 3 phần

+ P1: 4 câu thơ đầu→ Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống

+ P2: 12 câu thơ tiếp→ Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải – tính cách anh hùng của Từ

+ P3: 2 câu cuối: Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Bốn câu đầu

- Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc “hương lửa đương nồng

- Hình ảnh Từ Hải:

+Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng → Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

+ Thoắt: dứt khoát, mau lẹ,nhanh chóng.

+ Động lòng bốn phương: trong lòng náo nức chí tung hoành ở bốn phương

+ Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch

→ Một tư thế đẹp, hiên ngang không vướng bận, không lệ bộ của người quân tử sẵn sàng lên đường.

→ Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục.

=> Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh.

2. Mười hai câu tiếp

a. Lời Thúy Kiều

- Xưng hô: Chàng – thiếp: tình cảm vợ chồng mặn nồng, tha thiết.

- Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng.

- Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải

→ Muốn ra đi để tiếp sức, chia sẻ, gánh vác công việc với chồng

=> Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng.

b. Lời Từ Hải

* Lời đáp:

“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

- Từ chối mong muốn của Kiều

- Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng.

- Coi Kiều là người tri kỉ, hiểu mình

→ Tính cách anh hùng của Từ Hải.

* Lời hứa:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rỡ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

- Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường→ niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình.

- Rước nàng nghi gia: hứa trở về đón Kiều

→ Người anh hùng có chí khí, sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

* 4 câu thơ tiếp:

“Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

- Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp.

- Lời hẹn: “một năm”: mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng → Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin

→ Lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, tự tin

=> Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình.

3. Hai câu cuối

“Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

- Hành động:

+ quyết lời

+ dứt áo ra đi

-> thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng

- Hình ảnh chim bằng:

→ ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.

Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du (chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí).

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Bút pháp lí tưởng hóa:

- Từ ngữ: trượng phu, thoắt...

- Hình ảnh kì vĩ, ước lệ: lòng bốn phương, trời bể...

2. Nội dung: Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lý.

Đánh giá bài viết
1 188
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm