Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 10: Vịnh khoa thi hương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Rèn kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm và khả năng sáng tạo.
  • Hiểu nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
  • Giáo dục lòng yêu nước, trân trọng bản sắc dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

SGK, SGV ngữ văn 11.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài Khóc Dương Khuê

3. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS đọc văn bản

GV hướng dẫn HS đọc. Nhận xét và đọc lại.

I. Đọc văn bản.

Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

Nhận xét hai câu đầu? Kì thi có gì khác thường?

Nhận xét về hình ảnh sĩ tử chốn quan trường? Cảm nhận như thế nào về việc thi cử lúc bấy giờ?

Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu thơ luận?

Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước hiện thực trường thi? Nêu ý nghĩa nhắn nhủ ở hai câu cuối?

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Hai câu đề.

- Thể hiện một nội dung mang tính thời sự, kể lại cuộc thi năm Đinh Dậu - 1897.

- Bề ngoài thì bình thường: Một kì thi theo đúng thời gian thông lệ: Ba năm một lần.

- Thực chất không bình thường: Trường Nam thi lẫn trường Hà

→ Cách thức tổ chức bất thường.

→ Cách dùng từ: Lẫn -> Mỉa mai, khẳng định một sự thay đổi trong chế độ thực dân cũ, dự báo một sự ô hợp, nhốn nháo trong việc thi cử.

→ Thực dân Pháp đã lập ra một chế độ thi cử khác.

2. Hai câu thực.

- Lôi thôi, vai đeo lọ: Hình ảnh có tính khôi hài, luộm thuộm, bệ rạc.

→ Nghệ thuật đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử - vừa gây ấn tượng về hình thức vừa gây ấn tượng khái quát hình ảnh thi cử của các sĩ tử khoa thi Đinh Dậu.

- Hình ảnh quan trường: ra oai, nạt nộ, nhưng giả dối.

→ Nghệ thuật đảo: ậm ẹo quan trường - Cảnh quan trường nhốn nháo, thiếu vẻ trang nghiêm, một kì thi không nghiêm túc, không hiệu quả.

3. Hai câu luận.

- Hình ảnh: Cờ rợp trời - Tổ chức linh đình.

- Hình ảnh quan sứ và mụ đầm: Phô trương, hình thức, không đúng lễ nghi của một kì thi.

→ Tất cả báo hiệu một sự sa sút về chất lượng thi cử - bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

- Hình ảnh: Lọng >< váy; trời >< đất; quan sứ >< mụ đầm: Đả kích, hạ nhục bọn quan lại, bọn thực dân Pháp.

4. Hai câu kết.

- Câu hỏi tu từ; bộc lộ tâm trạng nhà thơ: Buồn chán trước cảnh thi cử và hiện thực nước nhà.

- Lời kêu gọi, nhắn nhủ: Nhân tài…ngoảnh cổ… để tháy rõ hiện thực đất nước đang bị làm hoen ố - Sự thức tỉnh lương tâm.

→ Lòng yêu nước thầm kí, sâu sắc của Tế Xương.

Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết

Củng cố luyện tập. GV nhận xét cho điểm.

III. Tổng kết

- Đọc diễn cảm bài thơ.

- So sánh cảnh thi cử trong thời đại hiện nay với cảnh thi cử chốn quan trường xưa kia?

Đánh giá bài viết
1 105
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thêm