Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 34

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 34: Hai đứa trẻ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Hiểu được những kiếp người lao động nghèo khổ, bế tắc trước cách mạng tháng Tám.
  • Cảm thông trân trọng của Thạch Lam trước mong ước của họ về một tương lai tươi sáng.
  • Bước đầu làm quen với phương pháp phân tích tác phẩm dưới góc độ biểu tượng NT.
  • Tìm hiểu biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn. 1- 2 em.

3. Bài mới.

Hoạt động của Thầy – Trò.

Nội dung.

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tim hiểu tác phẩm.

* HS tìm và nhận dạng biểu tượng nghệ thuật có trong văn bản. Trên cơ sở đã đọc văn bản ở nhà, GV hướng dẫn cho HS cách nhận dạng biểu tượng.

- Hình ảnh nào được lặp nhiều lần trong tác phẩm? Hình ảnh nào gây cho em ấn tượng nhất?

- Theo em thế nào là biểu tượng?

Tóm tắt theo bối cảnh không gian, thời gian truyện.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và nghệ thuật.

Trao đổi thảo luận nhóm: Trình bày bằng giấy

GV chuẩn xác kiến thức.

- Nhóm 1. Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?

- Nhóm 2. Thạch Lam miêu tả cuộc sống nơi phố huyện ra sao?

- Nhóm 3. Thạch Lam miêu tả hình ảnh con người nơi phố huyện như thế nào?

- Nhóm 4: Em có nhận xét gì về cuộc sống và con người nơi phố huyện

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Đọc

- Chú ý hình ảnh được nhắc nhiều lần trong tác phẩm:

+ Bóng tối / chiều muộn.

+ Ngọn đèn.

+ Đoàn tàu.

- Xác định ý nghĩa của những chi tiết đó.

2. Khái niệm biểu tượng nghệ thuật .

- Biểu tượng (nghệ thuật) là một hình thức tư duy nghệ thuật tạo ra nhiều tầng ý nghĩa (chứ không chỉ đơn thuần là phương tiện tạo hình và biểu đạt) được thể hiện dưới dạng một hình thức cụ thể, cảm tính, được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao.

3. Giải nghĩa từ khó.

- SGK.

4. Tóm tắt tác phẩm.

5. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

5.1. Cảnh chiều muộn nơi phố huyện.

+ Thời gian trong truyện: Buổi chiều tối.

+ Không gian trong truyện: Phố huyện.

+ Ánh sáng trong truyện: Ngọn đèn dầu.

- Mọi cuộc sống sinh hoạt diễn ra đều được cảm nhận qua con mắt của Liên. Cuộc sống nơi đây đều gợi sự tàn tạ, hiu hắt:

+ Cảnh ngày tàn: Tiếng trống, phương đông đỏ rực, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve... bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.

+ Cảnh chợ tàn: Mấy đứa trẻ nhặt nhạnh, mùi ẩm mốc quen thuộc, mùi riêng của quê hương... Liên thương bọn trẻ và cảm nhận rõ ràng thời khắc của ngày tàn.

+ Cảnh kiếp người tàn tạ: Vợ chồng ông hát sẩm, gia đình chị Tý, bà cụ Thi điên, mấy đứa trẻ con nhà nghèo, bác Siêu, và chính cả hai chị em Liên... Thân phận tàn tạ đang héo mòn, con người hoà lẫn cùng bóng tối như những cái bóng vật vờ lay lắt, mong manh đang trôi theo thời gian.

- Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện.

- Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.

à Nét vẽ âm thanh, ánh sáng, con người của bức tranh phố huyện tưởng chừng rời rạc, nhưng nó hoà quyện cộng hưởng trong hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa. Điểm thêm vào cuộc sống ấy là ngọn đèn dầu cùng bóng tối bao phủ, càng ngợi sự nghèo khổ lay lắt đến tội nghiệp.

Đánh giá bài viết
1 223
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thêm