Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 27

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 27: Đọc thêm: Dọn về làng - Tiếng hát con tàu - Đò lèn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của bài thơ và những nghệ thuật tiêu biểu trong thơ của các tác giả.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đọc diễn cảm-Nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi? Nêu những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật?

3. Nội dung bài mới:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

Học sinh đọc SGK.

- Phần Tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Nêu tóm tắt những điều cần lưu ý

Xác định chủ đề của bài thơ?

Nêu những nội dung cơ bản của tác phẩm?

Nhận xét gì về tội ác của giặc?

Niềm vui của dân khi được giải phóng thể hiện qua những chi tiết nào?

Nhận xét chung về nghệ thuật?

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài

Nêu những nét chính về tác giả?

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Bố cục?

-Ý nghĩa hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc?

Niềm vui của tác giả khi gặp lại nhân dân?

- Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ?

Giáo viên đọc bài thơ

- Lưu ý: Đây là một bài thơ xúc động về tình cảm bà cháu

- Vài nét về tác giả? tác phẩm?

Bố cục của bài? Nội dung cơ bản của từng phần?

Nêu những thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm

A. Bài "Dọn về làng".

I. Tìm hiểu chung.

1. Tiểu dẫn:

- Nông Quốc Chấn (tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh).

- Sinh năm: 1923 Quê: Cốc Đán - Ngân Sơn- Bắc Cạn. Là nhà thơ dân tộc Tày.

- Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch Hội văn học khu Việt Bắc,Thứ trưởng Bộ Văn Hoá thông tin - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.

* Sự nghiệp: Tiếng ca người Việt Bắc(1959). Suối và biển(1984)…

*Tác phẩm: - Viết về quê hương tác giả trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới tại Béc-lin.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Chủ đề: Miêu tả cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác dã man của giặc Pháp Đồng thời thể hiện niềm vui khi quê hương được giải phóng.

2. Nội dung:

a Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc

- Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi -> Cách diễn đạt cụ thể của người miền núi về nỗi thống khổ của mình.

+ Tội ác của giặc:

- …Giặc Tây lại đến lùng

- Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi…

Khoét sâu vào mối thù với quân xâm lược. Thể hiện nhận thức tỉnh táo của người dân: biết được âm mưu của kẻ thù, biết nén đau thương để vượt lên nỗi đau khổ của chính mình.

b. Niềm vui của dân khi được giải phóng:

- Hôm nay …………cười vang

…………………………………

Mờ mờ khói bếp bay lên mái nhà lá

-> Niềm vui ấy không của riêng ai (nhân dân, bộ đội, tất cả mọi người… và nhất là nhân vật trữ tình).

3. Nghệ thuật:

- Cách nói sinh động cụ thể- hình ảnh gần gũi…

B. Bài "Tiếng hát con tàu".

I. Tìm hiểu chung:

1. Tiểu dẫn:

- Chế Lan Viên (Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan).

- Quê: Quảng Trị.

- Những tác phẩm chính: Điêu tàn, ánh sáng và phù sa,…

* Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, triết lý, mang vẻ đẹp trí tuệ và đa dạng phong phú về hình ảnh.

*Tác phẩm: Lấy cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội ở miền Bắc. Đó là cuộc vận động nhân dân miền xuôi xây dựng kinh tế ở Tây Bắc. Bài thơ rút trong tập " ánh sáng và phù sa".

2. Bố cục: Chia làm 3 đoạn:

+ 2 khổ đầu.

+ 9 khổ tiếp.

+ Còn lại.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Hình ảnh con tàu và Tây Bc trong 4 câu thơ đầu:

-Hình ảnh mang tính biểu tượng -> Khát vọng lên đường, đi xa -> Gợi những miền đất xa xôi mà sâu nặng nghĩa tình …

- Nhan đề: Con tàu là biểu tượng khát vọng lên đường đi xa. Tiếng hát con tàu là tiếng hát của lòng ta.

2. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.

- Sự đối lập giữa mênh mông> < nhỏ hẹp: thơ > < lòng đóng khép.

3. Niềm vui khi được về với nhân dân.

- Con về với …

4. Khúc hát lên đường.

* Vài nét nghệ thuật:

- Giọng điệu, âm hưởng lôi cuốn

- Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng …

C. Bài "Đò Lèn".

I. Tìm hiểu chung:

a. Tác giả:

- Nguyễn Duy: Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.

- Là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá trị khiêm nhường mà bền vững.Thơ ND mang hơi hướng ca dao thâm trầm trong triết lý hồn nhiên và hóm hỉnh …

b. Tác phẩm:

- Ra đời 9/1983

- Đò Lèn: Quê ngoại của tác giả.

II. Đọc hiểu:

*Bố cục: 2 đoạn.

1. 5 khổ thơ đầu:

Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến mức vô tâm của người cháu.

2. Khổ cuối:

- Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời để càng đau đớn tiếc xót vì thương bà.

3. Vài nét nghệ thuật.

- Lời thơ giản dị chân thành.

- Dùng từ có giá trị tạo hình …

Đánh giá bài viết
1 486
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm