Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 3

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 3: Tuyên ngôn độc lập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

  • Hiểu được quan điểm sáng tác những nét khái quát về sự nghiệp văn học và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
  • Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm-Phát vấn-Nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ.

Giáo viên: Soạn giáo án.

Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn 1945-1955?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

-Học sinh đọc tiểu dẫn.

-Nêu tóm tắt tiểu sử của Bác?

-Giáo viên giới thiệu thêm:

-Năm 1945 cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền Người độc tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

-Người được bầu làm chủ tịch nước trong phiên họp Quốc hội đầu tiên, tiếp tục giữ chức vụ đó cho đến ngày mất 2/9/1969.

Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Bác nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng văn chương như một phương tiện có hiệu quả Sự nghiệp văn chương của Bác được thể hiện trên các lĩnh vực

- Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Bác?

-Điều đáng lưu ý ở tập thơ Nhật kí trong tù là tính hướng nội Đó là bức chân dung tinh thần tự hoạ về con người tinh thần của Bác-Một con người có tâm hồn lớn, dũng khí lớn, trí tuệ lớn. Con người ấy khát khao tự do hướng về Tổ quốc, nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, xúc động trướpc đau khổ của con người. Đồng thời nhìn thẳng vào mâu thuẫn xã hội thối nát, tạo ra tiếng cười đầy trí tuệ.

-Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về văn chính luận?

-Nêu những hiểu biết của em về thể loại truyện và ký của Bác?

-Giáo viên khái quát nội dung truyện và ký của Bác:

-Nội dung của truyện và kí đều tố cáo tội ác dã man bản chất tàn bạo, và xảo trá của bọn thực dân phong kiến tay sai đối với các nước thuộc địa, đồng thời đề ca những tấm gương yêu nước, cách mạng.

-Giáo viên giới thiệu thêm về tập "Nhật kí trong tù":

Bác làm chủ yếu trong thời gian bốn tháng đầu Tập nhật kí bằng thơ ghi lại một cách chính xác những điều mắt thấy tai nghe của chế độ nhà tù Trung hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch Tập thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc.

Từ những ý kiến trên chúng ta rút ra phong cách nghệ thuật của Bác: Thơ Bác là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển mà hiện đại.

-Phong cách nghệ thuật của Bác đa dạng, phong phú ở các thể loại nhưng rất thống nhất.

I. Tìm hiểu chung:

1. Vài nét về tiểu sử của Bác.

a. Tiểu sử: (Xem SGK).

b. Quá trình hoạt động cách mạng.

-Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước.

-Năm 1930: Bác đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Đông Dương (nay là Đảng cộng sản Việt Nam).

-Năm 1941: Người về về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

-Năm 1990: nhân dịp kỉ niệm 100 ngày sinh của Người, tổ chức Giáo dục Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Bác là tìm ra đường cứu nước giải phóng dân tộc.

2. Quan điểm sáng tác văn học:

- Văn học là một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh Cách mạng.

- Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc

+ Người đặc biệt coi trọng mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

* Trước khi đặt bút viết, Bác đặt ra câu hỏi:

-Viết cho ai (đối tượng sáng tác).

-Viết để làm gì (mục đích sáng tác).

-Viết về cái gì (nội dung sáng tác).

-Viết như thế nào? (phương pháp sáng tác).

Nhờ có hệ thông quan điểm trên đây, tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng, tình cảm, nội dung thiết thực mà còn có nghệ thuật sinh động, đa dạng.

3. Sự nghiệp văn học:

a. Văn chính luận:

-Tuyên ngôn độc lập:

Một áng văn chính luận mẫu mực: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, ngôn ngữ trong sáng, giàu tính biểu cảm ở thời điểm gay go, quyết liệt của cuộc dân tộc.

-"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"; "Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước". Đó là lời hịch truyền đi vang vọng khắp non sông làm rung động trái tim người Việt Nam yêu nước.

=> Những áng văn chính luận của Người viết ra không chỉ bằng trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà bằng cả một tấm lòng yêu ghét phân minh, bằng hệ thống ngôn ngữ chặt chẽ, súc tích.

b.Truyện và kí.

-Đây là những truyện Bác viết trong thời gian Bác họat động ở Pháp, tập hợp lại thành tập truyện và kí Tất cả đều được viết bằng tiếng Pháp. Đó là những truyện Pa ri (1922), Lời than vãn của Bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (19220), Vi Hành (1923), Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu (1925).

-Bút pháp nghệ thuật hiện đại, tạo nên những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sâu sắc, trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng.

-Ngoài tập truyện và kí, Bác còn viết: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi vừa kể chuyện (19630).

c. Thơ ca:

-Nhật kí trong tù (1942-1943) bao gồm 134 bài tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán.

-Nghệ thuật thơ "Nhật kí trong tù" rất đa dạng, phong phú Đó là sự kết giữa bút pháp cổ điển với hiện đại, giữa trong sáng giản dị và thâm trầm sâu sắc

-Tập "Thơ Hồ Chí Minh" bao gồm những bài thơ Bác viết trước năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.

4. Phong cách nghệ thuật:

-Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất.

+Văn chính luận:

-Lập luận chặt chẽ.

-Tư duy sắc sảo.

-Giàu tính luận chiến.

-Giàu cảm xúc hình ảnh.

- Giọng văn đa dạng khi hùng hồn đanh thép, khi ôn tồn lặng lẽ thấu tình đạt lí

+Truyện và kí:

- Kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại (tạo ra mâu thuẫn làm bật tiếng cười châm biếm, tính chiến đấu mạnh mẽ).

+Thơ ca: Phong cách thơ ca chia làm hai loại:

*Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền:

-Được viết như bài ca (diễn ca. dễ thuộc, dễ nhớ.

-Giàu hình ảnh mang tính dân gian.

*Thơ nghệ thuật:

-Thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán.

-"Thơ Bác đã giành cho thiên nhiên một địa vị danh dự" (Đặng Thai Mai).

+Cách viết ngắn gọn.

+Rất trong sáng, giản dị.

+Sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật nhằm làm rõ chủ đề.

Kết luận:

+Thơ văn Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá.

+Là một bộ phận gắn bó với sự nghiệp của Người.

+Có vị trí quan trọng với thơ văn của Bác chúng ta rút ra kết luận nhưng rất thống nhất trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần dân tộc.

+Thơ văn của Bác thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Bác.

+Tìm hiểu thơ ca của Bác chúng ta rút được nhiều bài học quý báu:

*Yêu nước thương người, một lòng vì nước vì dân.

*Rèn luyện trong gian khổ, luôn lạc quan, ung dung tự tại.

*Thắng không kiêu, bại không nản.

*Luôn luôn mài sắc ý chí chiến đấu.

*Gắn bó với thiên nhiên.

II. Củng cố.

-Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK).

III. Luyện tập:

Đánh giá bài viết
1 230
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm