Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 107

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 107: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
  • Cách chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.

2. Kĩ năng:

  • Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
  • Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ

3. Thái độ: - Rèn luyện ý thức sử dụng câu đủ chủ ngữ, vị ngữ trong khi viết văn.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Bảng phụ (VD Phần I, II).
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ ? Cho VD minh hoạ.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: HDHS tìm hiểu câu thiếu chủ ngữ.

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ

? Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ?

? Ví dụ a thiếu chủ ngữ, em hãy chữa lại câu này cho đủ thành phần chính?

- HS chữa câu sai: Thêm CN vào câu a:

"cho ta thấy"

HĐ2: HD HS tìm hiểu câu thiếu vị ngữ.

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ

- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (3')

- GV giao nhiệm vụ: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ?

- HS: Đại diện nhóm trả lời

-> Nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét, kết luận

? Hãy chữa lại câu viết sai cho đúng?

(câu b thêm cụm từ: Em rất thích hình ảnh…; câu c thêm cụm từ: là bạn thân của tôi.)

HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập

? Em sẽ đặt câu hỏi như thế nào cho các ý a, b, c để xác định có đủ chủ ngữ và vị ngữ?

- GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu bài tập 2

- GV gợi ý học sinh làm bài tập: Đặt câu hỏi như bài tập 1 sẽ xác định được câu nào viết sai.

- HS: Lắng nghe, làm theo hướng dẫn.

- GV nêu yêu cầu bài tập 3

- GV gọi học sinh lên bảng điền

- Lớp nhận xét

- GV nhận xét, chữa bài.

- HS thảo luận nhóm tìm từ thích hợp, lên bảng điền từ

- GV hướng dẫn HS nhận xét, rút ra kết luận đúng.

I. CÂU THIẾU CHỦ NGỮ:

1. Ví dụ: SGK

2. Nhận xét:

a. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"

TN

cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

VN

-> Thiếu chủ ngữ

b. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí",

TN

em thấy Dế Mèn biết phục thiện.

CN VN

-> Đủ chủ ngữ và vị ngữ

II. CÂU THIẾU VỊ NGỮ:

1. Ví dụ: SGK

2. Nhận xét:

a. Thánh Gióng/ cưỡi ngựa sắt, vung

CN VN

roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

-> Câu đủ thành phần

b. Hình ảnh/ Thánh Gióng cưỡi ngựa

DTTT Phụ ngữ

sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. -> Câu thiếu vị ngữ

c. Bạn Lan,/ người học giỏi … 6A.

CN giải thích cho CN

-> Câu thiếu vị ngữ.

d. Bạn Lan là người học…lớp 6A

CN VN

-> Câu đủ thành phần

III. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1: Đặt câu hỏi để kiểm tra xem các câu dưới đây có thiếu CN,VN không?

a.- Ai không làm gì nữa? (Câu hỏi xác định chủ ngữ) - bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay

- Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay như thế nào? (Câu xác định vị ngữ) - không làm gì nữa.

b. - Ai đẻ được? (Hổ) - Câu xác định CN

- Hổ làm sao? (đẻ được) - Câu xác định VN

c. - Ai già rồi chết? (Bác Tiều) - Xác định CN

- Hơn mười năm sau Bác Tiều làm sao? (gìa rồi chết) - Câu xác định VN

Bài tập 2: Trong số các câu dưới đây câu nào viết sai? Vì sao?

a. Kết quả năm học đầu tiên ở trường

CN

THCS đã động viên em rất nhiều.

VN

b. Với Kết quả năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều. -> Thiếu CN

c. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. -> Thiếu vị ngữ.

d. Chúng tôi thích nghe kể những

CN VN

câu chuyện dân gian.

Câu b, c viết sai vì thiếu VN

Bài tập 3:

a. Chúng em

b. Chim

c. Hoa

d. Trẻ em

Bài tập 4:

Điền những từ thích hợp vào chỗ trống:

a. Hải học rất tốt

b. Dế Mèn đã phục thiện.

c. Mặt trời đã lên cao

d. chúng tôi đi tham quan

Đánh giá bài viết
1 100
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm