Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 24

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 24: Kiểm tra văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1 Kiến thức:

  • Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức đã học.
  • Tích hợp với phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn.

2. Kĩ năng:

  • Cảm thụ tác phẩm văn học, so sánh, dựng đoạn văn.
  • Ý thức làm bài độc lập.

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và yêu thích môn văn học.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Ra đề, dáp án, biểu điểm.
  • HS: Ôn lại kiến thức đã học.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

Kiểm tra.

I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng .

* Đoạn văn: “Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà của, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?

a. Con Rồng, cháu Tiên

b. Sơn Tinh, Thủy Tinh

c. Thánh Gióng

d. Thạch Sanh

2. Đoạn văn trên thuộc thể loại nào?

a. Cổ tích b. Truyện cười c. Truyền thuyết d. Ngụ ngôn

3. Đoạn văn trên trình bày nội dung gì?

  1. Vua Hùng kén rể.
  2. Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.
  3. Sơn Tinh, Thủy tinh đến cầu hôn.
  4. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh.

4. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là:

a. Miêu tả b. Biểu cảm c. Nghị luận d. Tự sự

5. Câu chủ đề là câu nào?

a. Câu 1 b. Câu 2 c. Câu 3 d. Không có câu nào

6. Các hoạt động của nhân vật được kể theo trình tự nào?

a. Sau – trước b. Trước – sau

c. Trước sau cùng nhau d. Không theo thứ tự nào

8. Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp. ( 1đ)

A

B

A+B

1 Con Rồng cháu Tiên

a Giải thích di tích làng Cháy

1+

2 Bánh chưng, bánh giầy

b Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt

2+

3 Sự tích Hồ Gươm

c Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi

3+

4 Thánh Gióng

d Giải thích tên gọi Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm

4+

e Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết vừa học? (2đ)

Câu 2: Hãy nêu rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? (2đ)

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn nói rõ ý nghĩa của hình tượng “Bọc trăm trứng” và ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên” (3đ)

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

b

c

b

d

a

b

Câu 7: (1) Nguồn gốc

(2) Đoàn kết

Câu 8: 1 - c, 2 - e, 3 - d, 4 - a.

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1(2 điểm): Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ;

- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

- Nhiều truyền thuyết thời vua Hùng có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại.

VD: Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Bánh chưng, bánh giầy....

Câu 2 (2 điểm): So sánh truyền thuyết và cổ tích.

* Giống nhau: - Là truyện dân gian, có yếu tố kì ảo hoang đường.

* Khác nhau:

Truyền thuyết

Cổ tích

- Nhân vật:

+ Nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử.

- Mục đích:

+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử.

+ Có cốt lõi lịch sử.

+ Là người bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, động vật.

+ Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về lòng nhân ái, lẽ công bằng

+ Không liên quan đến lịch sử.

Câu 3 (3 điểm):

MĐ: Giới thiệu chung về tác phẩm.

TĐ: - Ý nghĩa “Bọc trăm trứng”: Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam dù miền ngược hay miền xuôi, trong nước hay ngoài nước đều có chung cội nguồn, đều là con mẹ Âu Cơ.

- Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

KĐ: Khẳng định ý nghĩa truyện.

3. Củng cố: - Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

4. Hướng dẫn học ở nhà:

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Đọc và nghiên cứu bài sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Đánh giá bài viết
1 129
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 6

Xem thêm