Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 51

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 51: Động từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nắm được khái niệm động từ:

  • Ý nghĩa khái quát của động từ.
  • Đặc điểm ngữ pháp của động từ

Các loại động từ.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết động từ trong câu.
  • Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
  • Sử dụng động từ để đặt câu.

3. Thái độ: - GD HS có ý thức khi sử dụng Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Bảng phụ.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

  • Chỉ từ là gì? Nêu ý nghĩa của chỉ từ?
  • Đặt câu văn có chỉ từ..

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của động từ

- HS đọc ví dụ

? Yêu cầu học sinh nhắc lại KN động từ đã học ở tiểu học.

+ ĐT là những từ chỉ HĐ.

? Tìm các động từ trong câu.

- HS: Trả lời

? Nêu ý nghĩa khái quát của động từ?

- HS: Trả lời

? So sánh sự khác biệt giữa ĐT và danh từ.

- HS: Trả lời

GV chốt: ĐT là những từ chỉ HĐ, trạng thái. ĐT làm VN trong câu, thường kết hợp với đã, sẽ, đang.

- HS ghi nhớ.

HĐ 2: Tìm hiểu các loại động từ

- HS: Đọc và nêu yêu cầu của ví dụ

? Xếp các động từ vào bảng phân loại?

? Tìm các ĐT có đặc điểm tương tự như trong các ĐT trong bảng trên?

? Em thấy ĐT chia làm mấy nhóm?

GV chốt: có 2 nhóm ĐT: ĐT tình thái và ĐT chỉ HĐ trạng thái.

- HS ghi nhớ.

HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập

- HS: Đọc yêu cầu bài tập

? Tìm ĐT trong truyện: “Lợn cưới áo mới” cho biết những ĐT ấy thuộc loại nào?

- HS: Trả lời

- HS: Đọc yêu cầu bài tập

? Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? Từ nào? Vì sao?

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ (8’)

1. Ví dụ: (SGK)

2. Nhận xét:

- Các động từ:

a. Đi, đến, ra, hỏi

b. Lấy, làm, lễ

c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, để, cất

-> Các ĐT có ý nghĩa chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

Danh từ

- Làm CN trong câu.

- Không kết hợp với đã, sẽ, đang.

- Làm VN có từ là đứng trước.

Động từ

- Làm VN trong câu.

- Kết hợp với đã, sẽ, đang.

- Làm CN sẽ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ.

* Ghi nhớ (SGK)

II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ (10’)

1. Ví dụ: (SGK)

2. Nhận xét:

Đòi hỏi ĐT ¹ đi kèm

Không đòi hỏi ĐT ¹ đi kèm

Trả lời câu hỏi làm gì?

Trả lời các câu hỏi làm sao, thế nào?

VD

Dám, toan, định,

Muốn, chợt, thích

đi, chạy, cười, đọc, hỏi, đứng

buồn, đau, gãy, nứt, ghét, vui,

nhức, yêu

ăn, ngủ, đạp, gõ

* 2 nhóm ĐT: + ĐT tình thái (có ĐT ¹ đi kèm)

+ ĐT chỉ HĐ, trạng thái gồm 2 loại nhỏ:

ĐT chỉ HĐ trả lời câu hỏi: làm gì?

ĐT chỉ trạng thái trả lời câu hỏi: làm sao?

* ghi nhớ (SGK)

III. LUYỆN TẬP: (17’)

Bài 1:

- Các ĐT: khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, khen, thấy, hỏi, chợt, chạy, giơ, bảo, tức.

+ ĐT tình thái: chợt, tức, liền, hay

+ ĐT hành động: khoe, may, đem, đợi, đứng, khen, hỏi, chạy....

Bài 2:

- Nằm ở 2 từ: cầm, đưa

+ Cầm: nhận lấy từ người ¹ về mình.

+ Đưa: trao vật từ mình cho người ¹.

->Cách dùng từ này làm nổi bật tinh cách keo kiệt của nhân vật -> áp dụng máy móc, không hợp hoàn cảnh.

Đánh giá bài viết
1 757
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm