Giáo án bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả. Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả,

2. Phẩm chất: Thích đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả. Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị một số đoạn văn miêu tả tiêu biểu

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1- Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của học sinh về thể loại văn miêu tả

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

2. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

3. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

+ HS và nêu nhận xét về 2 đoạn văn

Đoạn 1: Cái chàng Dế Choắt rất gầy. Cái cánh thì ngắn, cái càng thì nặng nề, râu ria ngắn ngủn và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.

Đoạn 2: Các chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gile. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.

Hoạt động của GV- HS

Nội dung bài học

? Vì sao em cho đoạn văn thứ 2 hay hơn?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Trong tác phẩm tự sự, để xây dựng nhân vật, miêu tả cảnh vật, người ta dùng yếu tố miêu tả…. Vậy văn miêu tả có những đặc điểm gì, có tác dụng ra sao, cô trò ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong tiết học hôm nay…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm

* Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là văn miêu tả

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Hoạt động nhóm lớn- kỹ thuật khăn phủ bàn

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS đọc 3 tình huống VD SGK.

+ Trên đường đi học 1 người khách hỏi đường vào nhà em. Em làm thế nào để người khách nhận ra nhà mình?

+ Em vào cửa hàng mua áo...làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo em thích?

+ Làm thế nào để bạn em hình dung được về người lực sỹ ?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm,

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

Cả 3 tình huống đều sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp:

- Tình huống 1: tả con đường và ngôi nhà để người khác nhận ra, không bị lạc.

- Tình huống 2: tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lấy lẫn, mất thời gian.

- Tình huống 3: tả chân dung người lực sĩ để người ta hình dung người lực sĩ như thế nào.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV: Rõ ràng, việc sử dụng văn miêu tả ở đây là hết sức cần thiết

? Từ các tình huống trên em hiểu thế nào là văn miêu tả?

- Văn mt là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho cái đó tự hiện ra trước mắt người đọc.

Hoạt động nhóm cặp đôi

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có 2 đoạn văn tả DM và DC rất sinh động, em hãy chỉ ra 2 đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt?

+ 2 đoạn văn giúp em hình dung ntn về đặc điểm nổi bật của 2 chú dế?

+ Qua các vd, em hãy rút ra những điều ghi nhớ về văn miêu tả?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- Trao đổi nhóm cặp

- Dự kiến sản phẩm:

+ Đoạn tả DM: "Bởi tôi ăn uống điều độ...đưa cả hai chân lên vuốt râu..."

+ Đoạn tả DC: "Cái anh chàng DC...nhiều ngách như hang tôi..."

+ Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung đặc điểm của hai chàng Dế rất dễ dàng.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV: Nhấn mạnh như những điều ghi nhớ.

1 HS đọc to phần ghi nhớ - SGK - tr16

* GV: Văn miêu tả rất cần thiết trong đời sống con người và không thể thiếu trong tác phẩm văn chương.

GV:

+ Mục đích của văn MT: Làm cho cảnh vật, con người hiện lên cụ thể, sinh động trước mắt người đọc, người nghe.

+ Yêu cầu chính: Quan sát thật kỹ để phát hiện các dấu hiệu, chi tiết tiêu biểu, nổi bật của đối tượng. Cần có sự tưởng tượng phong phú. Kết hợp các yếu tố NT… Sắp xếp các chi tiết theo định hướng nhất định của bài viết.

? Em hãy tìm một số tình huống khác cũng sử dụng văn miêu tả?

- Các tình huống:

+ Em mất cái cặp và nhờ các chú công an tìm hộ

+ Bạn không phân biệt được con cua đực và cua cái.

+ Chiếc bút của em bị rơi đâu đó, em muốn nhờ bạn tìm hộ.

I. Thế nào là văn miêu tả:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét.

* VD1:

- TH1: Tên đường, ngõ, số nhà.... Miêu tả những nét nổi bật của ngôi nhà: cổng, màu sơn, mấy tầng....

- TH2: Miêu tả nét nổi bật của chiếc áo: vị trí treo áo, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu...

- TH3: Miêu tả tầm vóc, sức khỏe, tài năng... của người lực sỹ.

-> Các tình huống đòi hỏi phải miêu tả .

* VD2:

* Hai đoạn văn tả DM và DC rất sinh động. Những chi tiết và hình ảnh:

- DM: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu... những động tác ra oai khoe sức khoẻ.

- DC: Dáng người gầy gò, dài lêu nghêu... những so sánh, gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê...

-> những động- tính từ chỉ sự yếu đuối.

* Lưu ý:

+ Tả cảnh: Từ xa -> gần, từ ngoài -> vào trong, khái quát -> cụ thể

+ Tả người: Hình dáng bên ngoài-> tính cách bên trong -> việc làm.

*Ghi nhớ: SGK - tr16

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Bài 1:

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn miêu tả để chỉ ra các yếu tố có trong ngữ liệu cụ thể

* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp đôi

* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Tìm những chi tiết miêu tả có trong…?

+ Tác dụng?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- Trao đổi nhóm cặp

- Dự kiến sản phẩm:

- Đoạn 1: Đặc tả chú Dế vào độ tuổi thanh niên cường tráng. Những đặc điểm nổi bật là khỏe mạnh(càng, răng, râu...)

- Đoạn 2: Tái hiện h/ảnh chú bé liên lạc Lượm với những đặc điểm nổi bật là nhanh nhẹn, hồn nhiên vui vẻ đáng yêu. (Hình dạng, trang phục, hoạt động, tính tình)

- Đoạn 3: Đoạn văn miêu tả cảnh 1 vùng bãi ven ao hồ, ngập nước sau cơn mưa: Đó là 1 thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo.

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Bài 2:

* Mục tiêu: HS biết đưa yếu tố miêu tả vào bài văn cho phù hợp

* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nếu phải viết bài văn tả cảnh mùa đông đến ở quê hương, tả khuôn mặt mẹ, em cần phải nêu những ý gì?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Suy nghĩ, tìm chi tiết cần viết trong bài

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

II. Luyện tập

Bài 1:

Đoạn 1: Chân dung DM được nhân hoá: khoả, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt...

- Đoạn 2: Hình ảnh chú Lượm gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích...

- Đoạn 3: Cảnh hồ ao, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn..

Bài 2:

a. Nếu phải viết bài văn tả cảnh mùa đông đến ở quê hương em, ta cần phải nêu: Sự thay đổi của trời, mây, cây cỏ, mặt đất, vườn, gió mưa, không khí, con người...

- Không khí: Lạnh lẽo ẩm ướt, gió bấc lạnh rút từng trận và mưa phùn gió bấc ...

- Đêm dài, ngày như ngắn lại, trời tối rất nhanh ...

- Bầu trời: Âm u, như sà thấp xuống, ít thấy trăng sao, sáng ra sương muối mù dày đặc .

- Cây cối trơ trụi khẳng khiu: Lá rụng nhiều...

-> tất cả như đang ấp ủ nhựa sống để chờ mùa xuân tới - Mùa của các loại hoa đua nhau khoe sắc...

b. Vài đặc điểm về khuôn mặt mẹ:

- Khuôn mặt mẹ sáng và đẹp: Nước da nét môi...

- Hiền hậu và nghiêm nghị, đôi mắt sáng...

- Vui vẻ hay lo âu: ánh mắt, nhíu mày, nhăn trán....

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đoạn văn ngắn tả lại gương mặt người bạn trong lớp khi bạn đang say sưa học bài.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Sưu tầm những đoạn văn miêu tả tiêu biểu

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân

+ Dự kiến sản phẩm: ánh mắt, khuôn mặt, thái độ,

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Mục đích của miêu tả.
  • Cách thức miêu tả.

2. Kĩ năng:

  • Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
  • Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn, bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.

3. Thái độ: - HS có năng lực quan sát, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Đoạn văn mẫu, Bảng phụ ghi VD.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm văn miêu tả

- GV treo bảng phụ 3 tình huống trong sgk lên bảng => HS đọc.

? Ở tình huống nào cần thể hiện văn miêu tả? vì sao?

? Em nhận xét gì về việc sử dụng văn miêu tả trong cuộc sống?

- HS: Trả lời

- HS chỉ ra 2 đoạn văn tả Dế Mèn, Dế Choắt rất sinh động.

? Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm gì nổi bật của hai chú Dế?

? Nội dung chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?

- HS: Trả lời

? Qua đó em hiểu thế nào là văn miêu tả? Tác dụng?

? Muốn làm một bài miêu tả cho tốt ta phải làm như thế nào?

HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập:

? Hãy nêu một số tình huống tương tự như sgk, em phải dùng văn miêu tả.

- HS: đọc các đoạn trích SGK

- HS Hoạt động nhóm

- GV: Giao nhiệm vụ:

+ Nhòm 1: Đ1

+ Nhòm 2: Đ2

+ Nhòm 3: Đ3

=> Trả lời các câu hỏi:

? Ở mỗi đoạn miêu tả trên đã tái hiện lại điều gì?

? Chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người, quang cảnh đã được miêu tả trong các đoạn văn, thơ trên?

? Nếu phải viết một bài văn miêu tả cảnh mùa đông đến ở quê hương em nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?

- HS: Trả lời

? Hình dung khuôn mặt mẹ em và nêu những nét nổi bật của mẹ?

- HS: Trả lời

I . THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?

1. Bài tập .

2. Nhận xét

* Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giáo tiếp.

=> Việc sử dụng văn miêu tả là rất cần thiết

* Đoạn văn tả:

- Dế Mèn: “Bởi tôi…vuốt râu”

- Dế Choắt: “Cái anh chàng…”

=> Hình dung được đặc điểm của hai chú Dế rất dễ dàng:

+ Dế Mèn: Càng, chân… răng râu, những động tác ra oai, khoe sức khoẻ. Đặc tả chú Dế Mèn cường tráng

+ Dế Choắt: Đặc tả chú Dế Choắt yếu đuối. Dáng người gầy gò, lêu nghêu…=> So sánh; tính từ

* Ghi nhớ: sgk (16)

II. LUYỆN TẬP:

Bài 1:

VD: Trên đường đi học về em bị đánh rơi mất chiếc cặp đựng sách vở và đồ dùng học tập. Em quay lại tìm không thấy, đành nhờ các chú công an tìm giúp. Các chú hỏi em về màu sắc, hình dáng chiếc cặp…

Bài tập 1: sgk

- Đoạn 1: Chân dung chú Dế mèn được nhân hoá: Khoẻ, đẹp, trẻ trung.

- Đoạn 2: Hình ảnh chú Lượm gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh.

- Đoạn 3: Cảnh hồ ao, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.

Đặc điểm nổi bật của cảnh ồn ào, huyên náo

Bài 2:

a. Sự thay đổi của trời mây, cây cỏ, mặt đất, vườn gió,mưa, không khí, con người.

b. Khi cần hình dung lại khuôn mặt người mẹ đáng yêu, em sẽ chú ý đến những đặc điểm nổi bật nào?

- Gợi ý: Nhìn chung khuôn mặt

Đôi mắt, ánh nhìn+ Mái tóc+ Vầng trán, nếp nhăn.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
2 477
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm