Giáo án Ngữ văn 6 bài: Chương trình địa phương theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài: Chương trình địa phương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.

- Có ý thức khắc phục, hạn chế các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ để giúp HS nắm vững kiến thức tiếng việt địa phương.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản

Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Bồi dưỡng tính tự giác, tích cực giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Năng lực: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về phó từ

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Chỉ ra các lỗi chính tả hay cách phát âm không chính xác mà người dân địa phương em hay mắc phải? Theo em vì sao họ lại mắc phải những lỗi ấy?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

- Dự kiến sản phẩm

+ l-n, tr-ch, …

+ Nguyên nhân: Tính chất địa phương, do không mở rộng hiểu biết,…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

* Mục tiêu: HS chỉ ra và phân biệt các lỗi chính tả hay mắc phải.

* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm BT

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp đôi

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Phân biệt: ch/tr, s/x, l/n…

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS

- Dự kiến sản phẩm

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức.

4. Phân biệt các phụ âm đầu r/d/gi

- Gió rung rinh gió giật tơi bời

Râu ta rũ rợi rụng rời đầy vườn

- Xem ra đánh giá con người

Giỏi giang một. dịu dàng mười, mới nên

- Rèn sắt còn đổ mồ hôi

Huống chi rèn người lại bỏ dở dang

5. Trò chơi:

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

1. Phân biệt phụ âm đầu tr/ ch

VD: Trò chơi:

- Trò chơi là của trời cho; Chớ nên chơi trò chỉ thích chê bai

- Chòng chành trên chiếc thuyền trôi

- Chung chiêng mới biết ông trời trớ trêu

- Trao cho một chiếc trống tròn

- Chơi sao cho chiếc trống giòn trơn tru

- Trăng chê trời thấp, trăng treo.

Trời chê trăng thấp trời trèo lên trên;

- Cá trê khinh trạch rúc bùn.

Trạch chê cá lùn chỉ trốn với lui!

2. Phân biệt âm đầu S/X:

Sông xanh như dải lụa mờ xa trong xương sớm. Ánh sáng mặt trời xua tan màn xương khiến cho dòng sông càng sôn sao màu xanh sao xuyến. Ai đi xa khi trở về sứ sở đều sững sờ trước dòng sông ấm áp bao kỉ niệm. Ngày xưa, dòng sông tuổi thơ mênh mông như biển. Những con sóng nhỏ bờ sao mà thân thuộc? Khi mặt trời xuống núi cả khúc sông sủi nước ùn ùn. Lớn lên tạm biệt dòng sông đi xa, mỗi người mỗi ngả khi trở về, chúng tôi đứng lặng trước dòng sông xưa, lòng bồi hồi, sốn sang nỗi niềm sâu xa, trắc ẩn. Ai từng đắm mình trong dòng sông tuổi thơ thì sớm muộn cũng tìm về sứ sở quê mình.

3. Phân biệt phụ âm l/n:

- Lúa nếp là lúa nếp làng;

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng

- Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam

- Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông

- Nỗi niềm này lắm long đong

- Lững lờ lời nói khiến lòng nao nao...

- Lầm lùi nàng leo lên non

Nắng lên lấp lóa, nàng còn lắc lư

- Lụa là lóng lánh nõn nà

Nói năng lịch lãm nết na nên làm

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về phó từ để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Viết 1 đoạn văn chủ đề tự chọn sau đó phân biệt x, s, ch, tr.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Tìm các văn bản để đọc và rèn cách phân biệt các âm đã học trong bài.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.

2. Kĩ năng: - Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

3. Thái độ: - Học sinh có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Bảng phụ ghi ví dụ phần I và bài tập 1.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong bài.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Tìm hiểu nội dung luyện tập

- GV đọc chính tả.

- HS viết:

- Trò chơi là của trời cho

Chớ nên chơi trò chỉ trích, chê bai!

- Chòng chành trên chiếc thuyền trôi,

Chung chiêng mới biết ông trời trớ trêu.

- HS viết:

- Sầm sập sóng dữ xô bờ

Thuyền xoay xở mãi lò dò bơi ra

- Vườn cây san sát xum xuê.

Khi sương sà xuống lối về tối om.

- HS viết:

- Lụa là lóng lánh, nõn nà

Nói năng lịch lãm, nết na nên làm.

- HS viết:

- Gió rung, gió giật tơi bời

Dâu da rũ rượi rụng rơi đầy vườn

- Rung rinh dăm quả doi hồng

Gió rít răng rắc rùng rùng doi rơi

HĐ2: Một số hình thức luyện tập

- GV đọc đoạn: “Lời nói – hoa nở trên nền văn hoá

(Sách thiết kế bài giảng ngữ văn quyển 2 tr 16)

- GV đọc

- HS viết.

-> GV theo dõi chỉnh sửa cho HS

I. NỘI DUNG LUYỆN TẬP:

1. Phân biệt tr/ ch

2. Phân biệt s/x

3. Phân biệt l/n

4. Phân biệt r/d/gi

II. MỘT SỐ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP:

1.Viết đoạn chứa các âm thanh dễ mắc lỗi:

2. Làm bài tập chính tả:

- chân thành, chân trọng, nặng trĩu, leo trèo, trèo thuyền, chai sạn, chài lưới, trải chiếu.

- Xơ xác, sơ lược, sơ sài, sàng lọc, chia sẻ, xử sự, xẻ gỗ.

Nóng lòng, nao núng, thuyền nan, lan man, giận giữ, gia nhập, đi ra, da diết, gieo trồng, reo vui.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 6 bài: Chương trình địa phương. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 995
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm